Sân khấu

Bốn vở diễn được nhận huy chương Vàng tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024

Nguyễn Lâm 09:56 16/11/2024

Sau 20 ngày diễn ra sôi nổi, tối 15/11, Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024 đã chính thức bế mạc tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ, đánh dấu thành công của một kỳ liên hoan sôi động, chất lượng.

qmhtuhsh.png
Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL (thứ 2 từ trái sang) chụp hình lưu niệm cùng các nghệ sĩ

Liên hoan diễn ra từ 25-10 đến 15-11 với 33 vở diễn của 29 đơn vị, hơn 1.000 nghệ sĩ diễn viên với tinh thần đầy nhiệt huyết, khát khao sáng tạo, ấm áp tình đồng nghiệp cùng sự cổ vũ nhiệt thành của rất đông khán giả yêu mến sân khấu cải lương TP Cần Thơ và các địa phương lân cận.

Phát biểu bế mạc, PGS.TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch - Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 nhận định, đây là hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp nhằm phát hiện, tôn vinh những tác phẩm, vở diễn và những cá nhân có thành tích trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật của sân khấu cải lương.

PGS.TS Tạ Quang Đông nhấn mạnh: “Để đưa sân khấu cải lương tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới trong thời gian tới, thay mặt Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tôi đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành phố, các đơn vị nghệ thuật sân khấu cải lương, nhà hát trong thời gian tới tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cơ chế, chính sách cải thiện chế độ đãi ngộ đặc thù đối với nghệ sĩ, diễn viên trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu cải lương nói riêng để thu hút, bồi dưỡng, đào tạo các lớp nghệ sĩ, diễn viên kế thừa và phát triển sân khấu cải lương sau này; cần tiếp tục quan tâm, đầu tư kỹ lưỡng một cách đồng bộ hơn nữa cả về con người và vật chất để tạo ra các tác phẩm, vở diễn có chất lượng hơn về nội dung cũng như hình thức thể hiện”.

k0n7seg4.png
NSND Xuân Bắc trao HCV cá nhân cho các nghệ sĩ

Kết quả, 4 đơn vị đoạt HCV gồm: Nhà hát Tây Đô (TP Cần Thơ) với vở diễn: “Chất Ngọc - Cầm Thi Giang”; Nhà hát Cải lương Hà Nội, vở diễn: “Xuân Hương nữ sĩ”; Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An, vở diễn: “Người con của rừng Tràm”; Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, vở “San hô đỏ”.

Có 8 vở đoạt HCB là vở "Người mang 9 án tử", "Tây Sơn nữ tướng", "Sáng mãi vầng nhật nguyệt", "Người ven đô", "Cây lẻ bạn", "Gặp lại người đã chết", "Nơi bình minh vẫy gọi", "Không gục ngã".

Bên cạnh đó là giải thưởng cho các thành phần sáng tạo, gồm: Tác giả xuất sắc; Tác giả chuyển thể xuất sắc; Đạo diễn xuất sắc; Họa sĩ xuất sắc; Nhạc sĩ xuất sắc; Nhạc công xuất sắc (Đàn bầu); Nhạc công xuất sắc (Guitar phím lõm); Dàn nhạc xuất sắc; Biên đạo múa xuất sắc./.

Bài liên quan
  • Liên hoan Sân khấu TP. Hồ Chí Minh lần I
    Tối 12-11, tại Nhà hát TP.HCM diễn ra lễ khai mạc Liên hoan sân khấu TP.HCM. Liên hoan diễn ra từ 12 đến 29-11, thu hút 20 đơn vị với 25 vở diễn tham gia. Song song với liên hoan, ban tổ chức thực hiện triển lãm ảnh tại hai địa điểm.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Lưu giữ hồn dân tộc bằng sơn mài
    Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề đầu tiên của Thủ đô. Trải qua hàng trăm năm, từ nghệ thuật sơn mài truyền thống, thô sơ, người thợ sơn mài Hạ Thái đã tìm tòi, sáng tạo ra những kỹ thuật sử dụng những chất liệu mới để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, gìn giữ, phát huy những tinh hoa giá trị độc đáo của nghề truyền thống mà cha ông để lại.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Thúc đẩy giao lưu văn hóa du lịch Việt Nam - Trung Quốc
    Chiều tối 15/11, tại Hà Nội, chương trình "Giới thiệu Văn hóa và Du lịch thành phố Trùng Khánh" với chủ đề "Xin chào! Trùng Khánh" đã diễn ra, do Câu lạc bộ Giao lưu Văn hóa Việt – Trung phối hợp với Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội và Trung tâm Giao lưu Quốc tế Văn hóa và Du lịch Trùng Khánh tổ chức.
  • “Cùng nhau giữ nước”: K hơi dậy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào, tự tôn dân tộc
    Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội tổ chức thực hiện.
Đừng bỏ lỡ
Bốn vở diễn được nhận huy chương Vàng tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO