Văn hóa – Di sản

Uy nghi, lộng lẫy Bửu Tán trên ngai vàng triều Nguyễn

Hương Giang 14/11/2024 14:37

Bửu Tán trên ngai vàng triều Nguyễn được chạm khắc tinh xảo với hình ảnh chín con rồng uốn lượn và các góc có tua rủ mềm mại, uyển chuyển tạo nên một tổng thể uy nghi, lộng lẫy.

Ngai vàng vua Nguyễn là biểu tượng quyền lực của triều đại nhà Nguyễn, là triều đại cuối cùng và duy nhất trong lịch sử Việt Nam để lại ngai vàng còn nguyên vẹn cho đến ngày nay được làm bằng gỗ quý, sơn son thếp vàng, khắc chạm hình ảnh rồng đặt trong điện Thái Hòa. Bửu tán là cái tàng lọng che trên ngai vua và tạo nên sự uy nghi, trang trọng, linh thiêng của không gian vua ngự.

z6030760309522_6074e67b97098c40728670d8de64232c.jpg
Bửu Tán trên ngai vàng vua triều Nguyễn.

Dưới thời vua Gia Long, Bửu Tán được làm từ vải gấm nhưng đến năm 1923 nhân dịp lễ “Tứ tuần đại khánh” vua Khải Định đã cho làm Bửu Tán bằng gỗ thếp vàng để thể hiện sự xa hoa, quyền quý. Bửu Tán được chạm khắc tinh xảo với hình ảnh chín con rồng uốn lượn, trong đó có một con rồng lớn nhất ở chính giữa miệng ngậm chữ “Thọ”, quanh các góc có tua rủ mềm mại, uyển chuyển tạo nên tổng thể vô cùng lộng lẫy và oai nghiêm.

Theo các tài liệu về lịch sử triều Nguyễn, người chế tác Bửu Tán là nghệ nhân Nguyễn Văn Khả. Cảm phục tài năng của nghệ nhân này, vua Khải Định đã ban cho Nguyễn Văn Khả hàm “Hàn lâm kiểm thảo” và thường gọi là Kiểm Khả.

Theo Giám đốc Công ty CP Tu bổ di tích Huế, quá trình phục chế các cấu kiện gỗ để trùng tu di tích phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Sơn son thếp vàng cần phải có những vật liệu truyền thống gồm sơn ta (sơn lấy từ nhựa cây sơn của núi rừng Bắc bộ) cùng các vật liệu như vàng quỳ, bạc quỳ, bột màu, nhựa thông, dầu trẩu, dầu hỏa, vải trắng, giấy nhám, keo epoxy, bột gỗ xay mịn, bột đá…

z6030760193465_2dfaea90420ee29abe70788321828042.jpg
Hình ảnh rồng trên Bửu Tán.
z6030760101331_a110fd36a80b90ecc08fd21e645ed9d3.jpg
Toàn cảnh Bửu Tán.
z6030759998025_99545b4ab253efd2ae88ed4308f00530.jpg
Con rồng lớn ở chính giữa Bửu Tán.
z6030791373975_a4a9c25305841992b49177ffc8ab7a9b.jpg
Bửu Tán được chạm khắc tinh xảo.

Điện Thái Hoà và Bửu Tán là nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa của triều Nguyễn trong lòng Quần thể di tích Cố đô Huế. Sau gần 3 năm trùng tu, công trình Điện Thái Hoà sẽ được khánh thành vào ngày 23/11 nhân dịp Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Bản “hòa âm Hà Nội lúc Tết đến xuân về
    Hà Nội những ngày Tết đến xuân về thật đặc biệt. Đó không chỉ là không khí rộn ràng của ngày Tết mà còn là cơn gió vừa đủ lạnh để mọi người xuýt xoa; nắng cũng vừa đủ ấm để muôn hoa chớm nở chào xuân. Trong không gian bình yên và dịu dàng ngập tràn sắc xuân của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội, ta thấy xốn xang hơn và dường như Tết đang đến thật gần. Trong chuyên mục “Chuyện người Hà Nội” ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau hòa mình vào không khí những ngày cuối năm của Hà Nội.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch 174/KH-BVHTTDL tổ chức “Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới” Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025).
  • Nền tảng để Đình So thành điểm đến quan trọng trên hành trình du lịch di sản văn hóa phía Tây của Hà Nội
    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định “Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045”.
  • Ấm áp tình thương - Trọn vẹn nghĩa tình thông qua chương trình “Xuân yêu thương”
    Khi những cánh hoa đào khoe sắc thắm, những chùm quất khoác lên mình chiếc áo vàng rực rỡ chào đón nàng xuân cũng là lúc lòng người rạo rực, tưng bừng chuẩn bị đón chào năm mới. Khí xuân đang lan tỏa khắp nơi, sức sống mùa xuân đang căng tràn trong vạn vật. Hòa chung vào không khí rộn ràng của tiết trời vào xuân, thầy và trò trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng hân hoan hòa trong niềm vui và hạnh phúc với chương trình “Xuân yêu thương”
  • Hà Nội: Phân luồng giao thông ra vào nội đô theo 6 hướng từ ngày 22/1 đến 22/2
    Từ 22/1 đến 22/2 (23 tháng Chạp - 25 tháng Giêng năm Ất Tỵ), liên ngành GTVT - Công an Hà Nội phối hợp với Cục CSGT triển khai phương án tổ chức giao thông ra vào nội đô Hà Nôi theo 6 hướng.
Đừng bỏ lỡ
Uy nghi, lộng lẫy Bửu Tán trên ngai vàng triều Nguyễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO