Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

Bộ sưu tập "Dấu ấn triều Nguyễn" lan tỏa văn hóa Việt

T. Trang 17/12/2023 20:23

Tại Hà Nội, nhà thiết kế Như Hồng vừa mới ra mắt bộ sưu tập “Dấu ấn hoàng triều”, với 7 mẫu thiết kế mỹ thuật có họa tiết rồng triều Nguyễn được ứng dụng trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

mb1.jpg
Nhà thiết kế Như Hồng chia sẻ, chị thực hiện bộ sưu tập “Dấu ấn hoàng triều” với khát vọng về một năm Giáp Thìn 2024 vươn lên, bứt phá và cất cánh.

Bộ sưu tập “Dấu ấn hoàng triều” là sự chuyển thể từ nét vẽ tay, lấy cảm hứng từ biểu tượng rồng triều Nguyễn, của nhà thiết kế Ngô Như Hồng thành những sản phẩm thiết kế lưu niệm tinh tế, đặc sắc, đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, có tính ứng dụng cao.

Nhà thiết kế Như Hồng cho biết, trải suốt chiều dài lịch sử, rồng là biểu tượng của vương quyền. Ở mỗi triều đại, hình tượng rồng lại mang tâm thế riêng của thời đại đó. Thời Lý, hình tượng rồng thấm đẫm tư tưởng Phật giáo. Rồng triều Trần mang theo sự chuyển biến mạnh mẽ, linh động và đầy tính thị uy. Rồng triều Nguyễn có tinh thần của kế thừa, sự kết hợp, với nét vẽ mềm mại, nhẹ nhàng thể hiện tinh thần, khát vọng vươn lên...

Xuất phát từ tình yêu dân tộc và mong muốn lan tỏa văn hóa Việt đến với đông đảo công chúng, nhà thiết kế Như Hồng đã chọn biểu tượng rồng của triều đại Nguyễn làm chủ đề xuyên suốt trong bộ sưu tập “Dấu ấn hoàng triều”. Với 7 mẫu thiết kế rồng khác nhau gồm: “Long ẩn vân hàm phúc/thọ”, “Tam linh hội lộc”, “Ngư hóa long hí thủy”, “Thiên long ẩn vân”, “Thuyền trăng khuyết”, “Rồng ẩn vân chạm - tính không”, “Thiên long bát bán”. Các mẫu thiết kế thể hiện tinh thần rồng của triều Nguyễn với các nét vẽ, chi tiết được chọn lọc cẩn trọng, có sự kết nối, kế thừa, phát huy và lưu giữ tinh hoa nghệ thuật điêu khắc của hoàng triều. Nhà thiết kế Như Hồng chia sẻ, chị thực hiện bộ sưu tập “Dấu ấn hoàng triều” với khát vọng về một năm Giáp Thìn 2024 vươn lên, bứt phá và cất cánh.

Các bản vẽ của nhà thiết kế Như Hồng được Kabi Home ứng dụng vào sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, các chuyên gia trong ngành chế tác mẫu thiết kế đồ gỗ, kết hợp với công nghệ cắt khắc hiện đại, bộ sưu tập “Dấu ấn hoàng triều” đã được ứng dụng thành công vào các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Từng tác phẩm với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo, thể hiện tâm thức về tôn giáo, tín ngưỡng, xu hướng thẩm mỹ, sinh hoạt văn hóa của người Việt, phản ánh lối ứng xử phù hợp với thiên nhiên là luôn hướng về thiên nhiên, làm sống lại những giá trị văn hóa cổ xưa, góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam đến cộng đồng trong nước và bạn bè quốc tế.

mb2.jpg
Bộ sưu tập “Dấu ấn hoàng triều” đã được ứng dụng thành công vào các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Bộ sưu tập “Dấu ấn hoàng triều” với biểu trưng rồng triều Nguyễn của nhà thiết kế Như Hồng là sự kết hợp tinh tế giữa triết lý phương Đông với mỹ thuật hiện đại, giữa nghệ thuật vẽ tay mềm mại tỉ mỉ với công nghệ cắt khắc hiện đại, thể hiện trên các chất liệu tre, gỗ, vừa mang đậm bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam, vừa gắn với tính thực tế, đa dạng trong cuộc sống hiện đại. Thông qua các tạo tác, tác giả khéo léo khơi gợi biểu trưng của nguồn cội, ý thức “con Rồng cháu Tiên” trong tâm thức mỗi người Việt Nam.

Đại diện đơn vị sản xuất Kabi Home Lê Ngọc Anh cho biết, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong bộ sưu tập “Dấu ấn hoàng triều” được nghiên cứu dựa trên đặc trưng văn hóa truyền thống, có kết hợp công nghệ hiện đại và được thực hiện để chào đón năm mới Giáp Thìn 2024./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Góp thêm tiếng nói xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
    6 đội tham gia “Liên hoan tiểu phẩm tuyên truyền, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” của Thị xã Sơn Tây đã có những màn trình diễn ý nghĩa góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm,…
Đừng bỏ lỡ
Bộ sưu tập "Dấu ấn triều Nguyễn" lan tỏa văn hóa Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO