Chính sách & Quản lý

Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn

Hà Oai 29/10/2024 14:00

Ngôi điện quan trọng của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn đang được thi công tu bổ giai đoạn cuối với “Sơn son thếp vàng” 24k để chuẩn bị đón khách tham quan vào cuối năm 2024.

Điện Thái Hòa được khởi công xây dựng ngày 21/2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805 với thiết kế theo kiểu nhà kép gọi là “trùng thiềm điệp ốc” hay “trùng thiềm trùng lương” (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau) với diện tích mặt bằng là 1.360m2. Dù đã trải qua 22 lần trùng tu nhưng trước tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt khiến điện Thái Hòa đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

20241023_152354.jpg
Điện Thái Hòa.

Từ thực trạng đó, Dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 128 tỷ đồng (gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác) và khởi công vào tháng 11/2021. Đến nay, dự án bảo tồn, tôn tạo tổng thể di tích điện Thái Hòa (Hoàng thành Huế) đã thi công xong tu bổ gia cường nền móng, phục hồi nền lát gạch, bậc cấp đá, tường gạch với màu sắc nguyên trạng và phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, hệ vách ván, cửa bằng gỗ, sơn son thếp vàng, mái lợp ngói hoàng lưu ly, ngói liệt men vàng, bờ mái, rồng khảm sành sứ, trang trí pháp lam…

Đặc biệt, toàn bộ hệ thống sườn của ngôi điện được làm bằng gỗ lim, 66/80 cột được sơn son vẽ rồng thếp vàng lá 24k uốn quanh (trước đó đã phải trải qua nhiều công đoạn xử lý từ sơn lót, mài mịn, sơn cầm, vẽ tay… kỳ công). Đáng chú ý, “Sơn son thếp vàng” cần phải có những vật liệu gồm sơn lấy từ nhựa cây sơn của vùng núi Bắc bộ, vàng quỳ, bạc quỳ, dầu hỏa, dầu trẩu, bột màu, nhựa thông, vải trắng, bột gỗ xay mịn… cùng vô số vật liệu khác.

Theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, dự án bảo tồn, tôn tạo tổng thể di tích điện Thái Hòa (Hoàng thành Huế) đã bước vào công đoạn cuối là “sơn son thếp vàng” bằng vàng lên kết cấu kiến trúc nội điện và dự kiến đón khách tham quan, chiêm ngưỡng vào ngày 23/11 nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.

Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc tiêu biểu và quan trọng trong Hoàng Cung triều Nguyễn, là nơi lưu giữ hệ thống văn thơ theo hình thức trang trí “nhất thi, nhất họa” độc đáo đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, điện Thái Hòa là trung tâm quyền lực của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Điện Thái Hòa là một công trình nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế (Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11/12/1993).

Những hình ảnh các nghệ nhân thi công tu bổ điện Thái Hòa.

20241023_145813.jpg
Bên trong điện Thái Hòa được các nghệ nhân thi công rất đẹp.
20241023_151552.jpg
Các nghệ nhân đang kiểm tra lại các phần đã kỳ công hoàn thành.
20241023_145221.jpg
Một nữ nghệ nhân đang "Sơn son thếp vàng" trong điện Thái Hòa.
20241023_145621.jpg
Trần điện Thái Hòa được "Sơn son thếp vàng" với rồng uốn quanh rất nhiều.
20241023_145411.jpg
Nghệ nhân đang thi công vẽ ở cột điện Thái Hòa.
20241023_145954.jpg
Thắp đèn điện khẩn trương thi công bên trong điện Thái Hòa.
20241023_145943.jpg
Một nghệ nhân đang tích cực làm việc với mong muốn sớm hoàn thiện điện Thái Hoà.
20241023_150405.jpg
Nhiều điểm trong điện Thái Hòa được "Sơn son thếp vàng" 24k.
20241023_151919.jpg
Các nghệ nhân thi công phần bên ngoài điện Thái Hòa.
Clip các nghệ nhân "Sơn son thếp vàng" điện Thái Hòa.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO