Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ

Trường Thế 23/07/2024 16:55

Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.

canh-dep-ha-noi.jpg

Tôi đến với Hà Nội vào một ngày trời tháng Mười nắng đẹp, trong một chuyến phỏng vấn visa ở đại sứ quán Ba Lan. Vừa bước xuống sân bay Nội Bài, tôi cảm nhận được sự khác biệt về khí hậu của hai nơi, về giọng nói hay cách xưng hô cũng đều lạ lẫm đối với tôi, nhưng sự nhiệt tình đối đãi và hiếu khách của hai miền Bắc Nam đều thật tâm không kém.

Tôi tá túc tại khách sạn Khăn Quàng Đỏ, nằm trên đường Hoàng Hoa Thám gần Tây Hồ. Dự kiến là chỉ ở ba hôm, sau khi phỏng vấn xong là khởi hành về ngay, nào ngờ kế hoạch bị trì hoãn, thời gian để tôi có thể bổ sung hồ sơ kéo dài tận hai tuần.

Mười bốn ngày, khoảng thời gian tôi ở lại Hà Nội gấp mấy lần của dự định lúc đầu, nên về chi phí và những thứ lặt vặt hầu như đều bị xáo trộn. Đây là khoảng thời gian rảnh rỗi nhất của tôi, không cần học cũng chẳng phải đi làm, chỉ việc ăn với ngủ. Tuy nói đây là khoảng thời gian “ăn hại” nhưng nhờ vậy mà tôi có thể cảm nhận vẻ đẹp mùa thu của miền đất Thủ đô, trực tiếp trải nghiệm những món ăn với những địa điểm nổi tiếng và tất nhiên là không thể quên những ly trà đá ven đường đặc trưng của Hà Nội.

Tôi hay nghe nhiều người bảo “Hà Nội không vội được đâu”. Kỳ thực, đi giữa lòng Thủ đô tôi cảm nhận được sự đông đúc của nơi này, nghe ra thì nhiều người nghĩ rằng Hà Nội không thể đi vội là vì xe cộ tấp nập khó đi, điều này cũng đúng. Nhưng đối với tôi, những lúc chậm rãi dạo quanh những con phố nhỏ, chẳng phải vì nhiều người chen lấn nhau mà do những tán cây xoan, những quán ăn ven đường, hay những cô bán hàng rong với những món ăn giản dị mà làm ấm lòng biết bao người,... làm tôi phải nén lại đôi lúc.

Trước cổng khách sạn có một quán ăn gia đình mà tôi thường hay lui đến, thật bất ngờ vì bà chủ ở đây là người miền Tây. Cô nói rằng lúc trước cũng vì lần đầu đến Hà Nội, không biết vô tình hay cố ý mà cô đã lỡ yêu vẻ đẹp cổ kính của vùng đất này, rồi cô quyết định ở lại lập nghiệp và gặp được tình yêu là chồng của cô lúc này. Tôi vừa nghe cô kể lại những chuyện lúc trước và sau khi đến đây, vừa thưởng thức những món ăn của người Hà Nội được làm ra từ tay của một người phụ nữ miền Tây, cảm giác thật ấm lòng.

Trong một ngày lung linh sắc nắng, cây lá hát ca, chim muông nô đùa, tôi đến viếng thăm lăng Bác. Thật bất ngờ khi vừa bước đến cổng, những người lính gác với thái độ nghiêm túc nhưng vẫn luôn nở nụ cười thân thiện làm tôi cảm giác vừa có chút sợ hãi, vừa lại thân quen.

Bước qua cổng kiểm soát, tôi đi dọc theo dòng người nối đuôi nhau thành một đường thẳng, hồi hợp tiến đến gần hơn về hướng Bác. Đứng giữa quảng trường Ba Đình, với sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi cùng những người khác đứng trước cửa vào Lăng Bác, nghiêm chỉnh làm lễ chào cờ, tiếng Quốc ca vang vọng cả vùng trời rộng lớn, âm điệu hào hùng làm mọi thứ như trở nên bất động, yên tĩnh đến trang nghiêm.

Hát xong Quốc ca, nghi lễ kết thúc, tôi vẫn ở vị trí đó trong dòng người, từ tốn tiến vào trong Lăng Bác. Tôi vừa tiến bước, vừa nhìn ngắm dung nhan Người Anh hùng vĩ đại của dân tộc, thời gian có được chỉ vỏn vẹn mấy mươi giây, chân cứ bước nhưng dạ chẳng muốn rời, về đến khách sạn mà trong lòng vẫn còn vương vấn.

Sau khi rời Hà Nội, tôi đã đến làm việc tại một đất nước rất xa, tuy mọi thứ ở đó đều tốt đẹp, nhưng lại không còn được thấy hình ảnh của ly trà đá ven đường, những quán ăn vặt và mấy cốc bia hơi thơm mát. Sự vội vã của xã hội và nhu cầu trong công việc khiến tôi chẳng thể chậm rãi một chút nào nữa. Những lúc mệt mỏi hay chán nản, tôi thường nhớ đến sự bình yên khi thong thả ngắm nhìn mặt sóng Hồ Tây, nhẹ nhàng bước qua những dãy nhà cổ kính phong nhã và thanh tao.

Rồi cũng sẽ có một ngày đẹp trời nào đó, có thể vẫn là mùa thu, nhưng cũng có thể là một mùa nào đó trong năm, tôi sẽ đến với Hà Nội thêm lần nữa. Cho dù Hồ Tây lúc này không còn như trước kia, có thể quán cơm trước khách sạn đã đổi chủ, nhưng tôi chắc rằng Hà Nội sẽ không bao giờ thiếu vắng những ly trà đá và những mùa thu lá đẹp vẫn ở đó chờ đón người lãng khách quay về./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Trường Thế. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
  • Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
    Sáng 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) tại trước nút giao Dự án với đường Trường Sa (lý trình Km4+400 ).
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO