Gặp Bác Hồ ở Cung thiếu nhi

Lê Phương Liên| 24/09/2018 15:16

Tôi có một may mắn, thuộc vào lớp thiếu nhi thủa ban đầu đến với Câu lạc bộ thiếu nhi Hà Nội (tên cũ của Cung thiếu nhi). Thủa bé, nhà tôi ở phố Hàng Dầu, gần phố Lý Thái Tổ nơi có Ấu Trĩ Viên. Trong ký ức của tôi Ấu Trĩ Viên là một nơi có rất nhiều cây xanh cổ thụ mát rượi. Ở đấy có đu thuyền mà sau những giờ học tập chúng tôi thường đánh đu rất hăng say. Ở đấy còn có cả chuồng nuôi khỉ, nuôi chim và rất nhiều lần chúng tôi đã đứng chơi và trò chuyện với những con vật đáng yêu. Ấu Trĩ Viên sau khi giải phó

Tôi còn nhớ một đêm rằm tháng Tám năm ấy, bể bơi tràn đầy dạt dào nước trong mát long lanh phản chiếu ánh trăng sáng ngời. Trong trí tượng tưởng của tuổi thơ tôi, khu vườn rợp bóng cây cổ thụ đang lấp lánh ánh trăng lại phảng phất hương thơm của hoa hoàng lan và hoa sữa thật là một nơi kỳ ảo như đang đưa tâm hồn trẻ thơ của tôi bước vào một khu vườn cổ tích.

Gặp Bác Hồ ở Cung thiếu nhi
Bể bơi Câu lạc bộ thiếu nhi Hà Nội khi xưa.
Giữa khu vườn cổ tích đó, giữa hồ nước trong xanh đó, là một mâm cỗ trung thu rực rỡ. Nào bánh nướng, bánh dẻo, nào bưởi kết thành con chó xinh xắn… những đẵn mía de màu nâu đỏ được xếp thành hình Cột Cờ, Tháp Bút, những đóa hoa được gọt từ những quả đu đủ màu hồng, màu trắng, màu xanh được bày khéo léo bên những đồ chơi con giống nặn từ bột nếp nhuộm phẩm. Những chiếc đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn hoa sen, đèn kéo quân, đèn thiềm thừ… tất cả lung linh tỏa sáng, thơm tho, hấp dẫn cả 5 giác quan háo hức của trẻ con.

Gặp Bác Hồ ở Cung thiếu nhi
Câu lạc bộ thiếu nhi Hà Nội thuở ban đầu.
Thế rồi giữa bầu không khí lung linh của ngày Tết Trung thu bên hồ nước giữa khu vườn cổ tích ấy, tôi bỗng nghe thấy tiếng reo vui từ phía cửa lớn của khu vườn, tiếng chân chạy rào rào của những đứa trẻ: “Bác Hồ đến, Bác Hồ đến!”. Đang ngơ ngác đang đứng ngẩn ra ngắm nhìn mâm cỗ trung thu, chưa hiểu chuyện gì thì tôi bỗng thấy một bóng ông cụ già mặc áo ka ki trắng bước lên sân khấu giữa hồ nước. “Bác Hồ, Bác Hồ!” - tôi reo lên cùng với những tiếng reo trẻ thơ lúc đó. Lát rồi, Bác Hồ đến trước máy micro và hỏi lớn: 

“Các cháu có yêu Bác Hồ không?” 

“Có ạ!” - Tiếng đáp vang lên, âm thanh vang dội của hàng trăm giọng trẻ con lanh lảnh dường như vẫn còn ngân nga mãi trong ký ức sâu thắm của tôi.

“Vậy yêu Bác Hồ thì các cháu trật tự lặng im nào”.

Bầu không khí ồn ào trong khu vườn bỗng lặng đi.

Tâm hồn tôi chợt tĩnh lặng, lâng lâng. Tôi cảm thấy một vẻ linh thiêng huyền ảo trong cơn gió, trong ánh trăng, trong hương thơm đang bay, trong giọng nói trầm ấm của Bác Hồ…Và rồi, tôi không nhớ đã được chia kẹo, chia bưởi, chia bánh như thế nào… Tôi cũng không biết Bác Hồ đã ra về lúc nào, Bác biến mất như một vị tiên trong truyện cổ tích. Tâm trạng tôi lâng lâng trong một giấc mơ mãi cho đến lúc ra về, bước đi lững thững trên đường phố nơi mà ánh trăng đã lùi xa đi một chút bởi ánh đèn điện…

Bao nhiêu năm đã qua đi, mỗi lần nhớ về Cung thiếu nhi Hà Nội, ký ức về Tết Trung thu thơ bé, được nhìn thấy mâm cỗ rực rỡ, được nhìn thấy Bác Hồ có thực lần đầu tiên dưới ánh trăng lấp lánh trong khu vườn tuổi thơ đã mãi mãi in sâu vào tâm hồn tôi, như một hành trang tâm linh mang theo để bước vào đời… 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển vọng tiểu thuyết ngắn
    Ngày nay rất khó nhìn thấy hình ảnh một người say mê đọc những bộ tiểu thuyết trường thiên như “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tolstoy, “Sông Đông êm đềm” của M.Solokhov, “Những người khốn khổ” của V. Hugo… mặc dù đó là những kiệt tác văn chương thế giới.
  • Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực I Hà Nội lần thứ 29
    Chiều tối ngày 9/8, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16, Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực I Hà Nội chuyên ngành điêu khắc, đồ họa và mỹ thuật ứng dụng lần thứ 29 năm 2024.
  • Thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội 2024 chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa cho biết, sẽ tổ chức Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ II, năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và một số ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm.
  • Hoạ sĩ Lê Thiết Cương ra mắt cuốn sách "Nhà và người"
    Cuốn tản văn “Nhà & Người” tuyển chọn gần 60 bài viết của họa sĩ Lê Thiết Cương trong khoảng thời gian từ năm 2000-2023, cho một số tạp chí về kiến trúc nội thất. Bìa sách nổi bật hình ảnh thiếu phụ mặc áo dài da cam bên cái trường kỷ cổ, trên nền trắng ngà.
  • Hợp nhất Bệnh viện Mắt Hà Nội và Bệnh viện Mắt Hà Đông
    Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 4072/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Bệnh viện Mắt Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện Mắt Hà Nội và Bệnh viện Mắt Hà Đông thuộc Sở Y tế.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc cuộc thi Tài năng Xiếc toàn quốc năm 2024
    Tối 9/8, Lễ khai mạc Cuộc thi “Tài năng Xiếc toàn quốc - 2024” đã diễn ra tại Rạp Xiếc Trung ương, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, số 67-69 Trần Nhân Tông, Hà Nội. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai cùng đại diện lãnh đạo Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam; Cục Nghệ thuật biểu diễn; Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội và đông đảo khán giả Thủ đô tham dự chương trình.
  • Công khai, minh bạch các khoản công đức cho di tích và hoạt động lễ hội
    Trong Công điện hỏa tốc số 77/CĐ-Ttg ngày 8/8/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa.
  • Đề nghị Hội Lim, Nghệ thuật Chèo, Múa rối nước Đồng Ngư là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể Hội Lim, Nghệ thuật Chèo tỉnh Bắc Ninh và Múa rối nước Đồng Ngư để đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia năm 2024.
  • Huyện Đan Phượng: Sôi nổi chung khảo Hội thi ''Dân vận khéo'' năm 2024
    Ngày 9/8, Huyện uỷ Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Chung khảo Hội thi "Dân vận khéo" năm 2024. Dự và chỉ đạo có Phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đinh Văn Khóa; Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Đan Phượng Lê Văn Thìn.
  • Huyện Đan Phượng: Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả khá toàn diện
    Theo đồng chí Lê Văn Thìn, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy Đan Phượng (TP. Hà Nội), 6 tháng đầu năm 2024, Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Đan Phượng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ chính trị, trọng tâm về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đạt kết quả khá toàn diện.
  • Gần 100 nghệ sĩ tham gia "Cuộc thi Tài năng Xiếc toàn quốc - 2024" tại Hà Nội
    "Cuộc thi Tài năng Xiếc toàn quốc - 2024" sẽ diễn ra từ ngày 09 đến ngày 13/8 tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam với sự tham gia của gần 100 nghệ sĩ trên toàn quốc.
  • Mẫu biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 8/8/2024, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) có gửi công văn số 694 NHCS-QCTT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tuyên truyền mẫu biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Phấn đấu có nhiều tác phẩm giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật
    Ngày 8/8, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
  • [Video] Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội
    Từ ngày 8/8/2024, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - đơn vị được giao vận hành tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại phục vụ hành khách, đoạn từ ga Nhổn đến ga Cầu Giấy với chiều dài 8,5km thuộc tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Việc vận hành tuyến đường sắt trên cao này có ý nghĩa quan trọng bởi sẽ giúp giao thông Hà Nội giảm áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình theo hướng ven đô tới nội thành và ngược lại. Đồng thời, g
  • [Podcast] Chuyện người Hà Nội - Số 1: Gia phong người Hà Nội
    Nếp nhà Hà Nội với những nét đặc trưng đã phần nào phản chiếu chiều sâu văn hóa, lịch sử của Thủ đô; là nhân tố không thể thiếu để tạo dựng cốt cách riêng của người Hà Nội. Trải qua thời gian, những nếp nhà xưa vẫn còn hiện hữu trong những câu chuyện kể, những ký ức một thời và đặc biệt vẫn được tiếp nối qua nhiều thế hệ gia đình Hà Nội. Tuy nhiên, sự phát triển của đời sống xã hội hiện đại kéo theo không ít những thay đổi trong lối sống của người Hà Nội hôm nay. Bởi thế gìn giữ “nếp xưa” sao cho hài hòa v
Gặp Bác Hồ ở Cung thiếu nhi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO