Tác giả - tác phẩm

Hoạ sĩ Lê Thiết Cương ra mắt cuốn sách "Nhà và người"

Nguyễn Lâm 15:37 10/08/2024

Cuốn tản văn “Nhà & Người” tuyển chọn gần 60 bài viết của họa sĩ Lê Thiết Cương trong khoảng thời gian từ năm 2000-2023, cho một số tạp chí về kiến trúc nội thất. Bìa sách nổi bật hình ảnh thiếu phụ mặc áo dài da cam bên cái trường kỷ cổ, trên nền trắng ngà.

nha-va-nguoi-080824-3.jpg
Khách mời giao lưu với bạn đọc về cuốn sách.

Ngày 8/8/2024, tại hội trường NXB Hội Nhà văn Việt Nam (Hà Nội), họa sĩ Lê Thiết Cương đã giới thiệu với độc giả cuốn sách "Nhà và Người". Sách tập hợp gần 60 bài viết của họa sĩ Lê Thiết Cương trong hơn hai chục năm qua, khoảng từ 2000-2023 cho một số tạp chí về kiến trúc nội thất.

Như tên gọi cuốn sách, qua chuyện nhà cửa, họa sỹ Lê Thiết Cương muốn nói đến chuyện người, chuyện gia cảnh, từ nhà thấy người, từ người thấy nhà.

"Chỉ có nết người mới tạo ra được nếp nhà. Thêm nữa, chuyện nhà, chuyện người cũng là chuyện của một thời. Một bộ bàn ghế, một bức tranh, một kiểu nhà hoặc cách bày biện trong nhà đều có dấu ấn của thời gian. Mỗi thời mỗi khác," họa sỹ Lê Thiết Cương chia sẻ.

Gần 60 tản văn, Lê Thiết Cương chia sẻ với bạn đọc những cảm nhận, suy ngẫm của mình về những ngôi nhà, từ kiến trúc đến đồ nội thất và những con người chủ nhân hay liên quan đến ngôi nhà, đồ vật ấy, bằng những cảm nhận rất riêng.

Như bài “Dọn bếp” Lê Thiết Cương viết “Chuyện bếp cũng là chuyện nhà, chuyện người chứ đâu chỉ ăn uống. Phòng khách phòng ngủ làm gì có thần, chỉ bếp mới có thần bếp thôi”. “Chuyện gia đình, chuyện vợ chồng, chuyện nhà cửa, chuyện hạnh phúc bất hạnh loanh quanh thế nào lại là chuyện bếp” (Bếp riêng).

nha-va-nguoi-080824-2(1).jpg
Cuốn sách “Nhà & Người”.

“Một phần nữa là chuyện đất, những vùng đất mà họa sĩ Lê Thiết Cương đã đi qua, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Lạt, Sapa và Hà Nội nơi sinh ra ông, một vài làng cổ ở Bắc Bộ, một ngôi chùa, một nhà thờ ngoài đê sông Hồng… Cũng như chuyện nhà, chuyện đất cũng là chuyện người. Nhà nào người đó, người nào nhà đó, đất nào người đó, người nào đất đó. Nhà cửa đất cát thủy thổ nào thĩ sẽ sinh ra tính tình, phong hóa, phong tục đó. Nói rộng ra thì chuyện thủy thổ cũng là chuyện đất, nước, chuyện văn hóa, chuyện bờ cõi, chuyện dân tộc, chuyện người Việt… Chuyện gì thì cũng phải lấy những giá trị người làm căn bản.”...

Được biết đây là cuốn đầu tiên trong một bộ 3 cuốn sách của họa sỹ Lê Thiết Cương, tới đây, họa sỹ sẽ ra mắt cuốn “Trò chuyện với hội họa” và “Trong hạt thóc có hạt gạo”, tập hợp những bài viết về văn hóa Việt./.

Bài liên quan
  • Khám phá vẻ đẹp từ sự biến hóa đa dạng của tiếng Việt
    NXB Trẻ vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm” của nhà thơ Lê Minh Quốc. Tác phẩm mới nhất thuộc bộ sách “Tiếng Việt giàu đẹp” này giúp bạn đọc khám phá vẻ đẹp từ sự biến hóa đa dạng của tiếng Việt qua nhiều bối cảnh giao tiếp sinh động, từ văn chương đến đời thường, từ đó biết cách làm giàu ngôn ngữ giao tiếp của chính mình để sử dụng trong cuộc sống.
(0) Bình luận
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • Ra mắt sách cuốn sách song ngữ về lan hài Việt Nam
    Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hoạ sĩ Lê Thiết Cương ra mắt cuốn sách "Nhà và người"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO