Kiến trúc - Quy hoạch

Công viên Văn hóa Cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng sẽ đánh thức tiềm năng không gian công cộng rộng lớn

Quỳnh Chi 30/11/2023 10:23

Theo đánh giá của ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên (Thành phố Hà Nội), Đề án xây dựng “Công viên Văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng” sẽ giúp thay đổi diện mạo cảnh quan khu vực, giải quyết các vấn đề tồn tại, bất cập, đánh thức tiềm năng không gian công cộng rộng lớn.

Đề án xây dựng Công viên Văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng rất cần thiết

Đồ án Quy hoạch Phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt, trong đó, xác định sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển không gian, khai thác hiệu quả các khu vực vùng sông Hồng của Thành phố, trong đó vùng Bãi Giữa thuộc các quận Long Biên, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình sẽ là điểm nhấn quan trọng trong trục cảnh quan chủ đạo đó.

nguyen-manh-ha.jpg
Tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên đã có những chia sẻ về việc khai thác hiệu quả khu vực Bãi Giữa sông Hồng.

Tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 vừa qua, bàn về chủ đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên, chia sẻ, trong bối cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện còn thiếu các khu vực vui chơi, giải trí có không gian rộng, gần gũi với cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là khu vực nội đô, khu vực phố cũ như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng..., nhu cầu được tham gia các hoạt động sinh hoạt công công như vui chơi, giải trí ngoài trời, tham gia các hoạt động trải nghiệm gắn với thiên nhiên, được tham quan và sử dụng các sản phẩm nông nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái... của người dân là rất lớn.

Với điều kiện vị trí gần trung tâm Thủ đô, không gian mở, hệ sinh thái đa dạng, gắn liền với cảnh quan mặt nước hoang sơ kết hợp với cầu Long Biên lịch sử, vùng Bãi Giữa sông Hồng hội tụ các điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển thành không gian công cộng phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân Thủ đô nói chung, quận Long Biên nói riêng.

Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, thực trạng khu vực Bãi Giữa, Bãi Nổi sông Hồng trên địa bàn quận Long Biên hiện có 1.567,25 ha đất vùng bãi bao gồm 180ha đất bãi giữa, phần lớn là đất sản xuất nông nghiệp. Các loại hình canh tác nông nghiệp chủ yếu là trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh, nuôi trồng thủy sản, một phần diện tích trồng rau và cây hàng năm. Giai đoạn 2021-2025, Quận Long Biên đã quyết liệt triển khai thực hiện Chỉ thị 13-CT/TU ngày 2/3/2022 của Thành uỷ Hà Nội và Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/QU của Quận ủy về quản lý đất đai; đặc biệt chú trọng tới khu vực Bãi Giữa, bãi bồi ven sông Hồng, sông Đuống.

oc-dao.jpg
"Ốc đảo" giữa sông Hồng.

Quận Long Biên đã tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện xử lý, khắc phục vi phạm về đất đai. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập như chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của khu vực; còn nhiều diện tích đất hoang hóa chưa đưa vào khai thác, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, bất cập trong công tác quản lý đất đai. Cùng đó, phát sinh những vi phạm về đê điều và xây dựng (sử dụng đất sai mục đích, đổ trộm phế thải san lấp mặt bằng, xây dựng công trình không đúng quy định); các hộ thuê thầu hiện tổ chức sản xuất theo hướng tự phát, chưa có định hướng sản xuất, dịch vụ hợp lý, thiếu sự liên kết, không tạo điểm nhấn để thu hút…

“Với cảnh quan tự nhiên hoang sơ, đặc điểm thủy văn, địa chất và hệ sinh thái đa dạng, nơi đây đã bắt đầu được người dân và khách du lịch quan tâm và yêu thích bởi được gần gũi với thiên nhiên, cây xanh, mặt nước, nhiều khu vực đất bãi trở thành điểm vui chơi tự phát với một số hoạt động trên bãi sông như các câu lạc bộ bơi sông, bãi tắm tiên, các loại hình dịch vụ café...”, Chủ tịch UBND quận Long Biên, chia sẻ.

Cần có cách tiếp cận thận trọng đối với vùng Bãi Giữa sông Hồng

Vùng Bãi Giữa đã và đang là khu vực vừa khó kiểm soát phát triển nhằm đảm bảo không gian thoát lũ theo các quy định nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chính phủ; vừa đặt ra bài toán trong việc đánh thức tiềm năng không gian cảnh quan rộng lớn hướng đến phát triển bền vững quận Long Biên.

Bởi vậy, ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng, chúng ta cần có cách tiếp cận hết sức thận trọng, trong đó cần tập trung vào các nội dung theo tầng bậc từ công tác lập quy hoạch, thể chế, chính sách, huy động nguồn vốn đến quản lý sử dụng...

cau-long-bien.jpg
Cầu Long Biên cần được xác định là một thông số quan trọng và tất yếu, có vị trí xứng đáng trong bất kỳ phương án quy hoạch nào, kể cả Đề án xây dựng Công viên Văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng.

Về mặt quy hoạch tổng thể, ông Nguyễn Mạnh Hà nêu quan điểm, để công viên đa chức năng thuộc khu vực Bãi Giữa sông Hồng là điểm nhấn của trục cảnh quan sông Hồng, chúng ta phải tiến hành nghiên cứu quy hoạch tổng thể vùng sông Hồng, trong đó xác định Cầu Long Biên là một thông số quan trọng và tất yếu, có vị trí xứng đáng trong bất kỳ phương án quy hoạch nào. Đồng thời tổ chức các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch, trong đó, trọng yếu là tổ chức các tuyến giao thông xanh (phục vụ đi bộ, xe đạp và xe thô sơ) và các giải pháp kết nối giao thông đường thủy, đường bộ đảm bảo liên kết thuận tiện với mạng lưới giao thông công cộng khu vực ven 2 bãi sông hình thành các điểm, tuyến kết nối và tiếp cận đa phương thức.

Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ thêm, chúng ta cần xác định 3 nguyên tắc thiết kế chủ đạo khu vực Bãi Giữa. Thứ nhất: Hạn chế tối đa bê tông hóa; Thứ hai: Quy hoạch cảnh quan thích ứng thủy văn của sông Hồng, Quy hoạch cảnh quan khu vực phục vụ cho cộng đồng trong đó cần khai thác tối ưu cảnh quan môi trường tự nhiên trong các thời điểm, kịch bản khác nhau nhưng vẫn đạt được nhu cầu tiện ích sử dụng cao; Thứ ba: Kiến trúc thích ứng, lắp ghép, linh hoạt, thân thiện môi trường, cảnh quan khu vực sử dụng các vật liệu tự nhiên, truyền thống như tre, gỗ... Ngoài ra, chúng ta cần phát triển những tổ hợp kiến trúc điểm nhấn dọc sông Hồng, kết hợp kiểm soát chặt sự chuyển đổi các khu vực hiện hữu.

bai-giua.jpg
Khu vực Bãi Giữa, Bãi Nổi sông Hồng trên địa bàn quận Long Biên hiện có 1.567,25 ha đất vùng bãi bao gồm 180ha đất bãi giữa, phần lớn là đất sản xuất nông nghiệp.

Cùng đó, phải thiết lập các cơ chế, thể chế chính sách phục vụ quản lý sau Quy hoạch vì việc ban hành các chính sách kịp thời, phù hợp, mang tính thống nhất sẽ giúp quá trình triển khai, thực hiện Dự án diễn ra thuận lợi, đúng nguyên tắc. Quan trọng nhất là các quy định pháp lý về những hạng mục được làm/ không được làm trong khu vực, các chính sách về nguồn vốn, về lựa chọn nhà đầu tư, giải pháp khai thác và vận hành.

“Đề án xây dựng Công viên Văn hóa Cảnh quan khu vực Bãi Giữa sông Hồng với quy mô lớn, quá trình thực hiện lâu dài, cần chứng minh được hiệu quả thông qua sự phát triển bền vững. Trong đó, công tác quản lý, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành rất quan trọng. Cần xử lý nghiêm các vi phạm ngay từ quá trình đầu tư, vận hành, khai thác. Đề án cũng cần đưa ra các hướng dẫn, quy định cụ thể về nguyên tắc vận hành, duy tu - duy trì các không gian công cộng theo giai đoạn phù hợp”, Chủ tịch UBND quận Long Biên Nguyễn Mạnh Hà, chia sẻ./.

Bài liên quan
  • Bãi Giữa sông Hồng: Triển vọng một không gian sáng tạo đặc thù
    Đề án Xây dựng Công viên Văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng do Tạp chí Kiến trúc cùng các đơn vị liên quan xây dựng theo chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư trong nước và quốc tế. Những “kịch bản” phát huy sức mạnh tiềm tàng của Bãi Giữa đã được đề ra, hướng tới không gian xanh và biểu tượng mới của Thủ đô.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Công viên Văn hóa Cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng sẽ đánh thức tiềm năng không gian công cộng rộng lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO