“Chuyện người Hà Nội” – yêu Hà Nội viết sao cho đủ đầy

Phương Anh| 24/12/2022 18:52

Tập sách “Chuyện người Hà Nội” vừa được ra mắt tới độc giả. Chủ đề về Hà Nội từ trước tới nay không thiếu trên mặt sách, thế nhưng dường như bao nhiêu cũng là không đủ để nói hết tình yêu, những câu chuyện về mảnh đất này, Hà Nội của hiện tại, quá khứ và cả tương lai.

Đây đã là tập sách thứ 3 của “Chuyện người Hà Nội”, do nhóm Hà Nội Tri thức, Tri thức Trẻ Books và Nhà Xuất bản Hà Nội liên kết xuất bản.

Vẫn tiếp nối mạch của "Chuyện người Hà Nội" tập 1 và tập 2, tập sách thứ 3 đưa bạn đọc đến với một Hà Nội đa sắc màu, nhiều cung bậc cảm xúc với chiều rộng của không gian và chiều sâu thời gian từ ngàn xưa cho đến những chuyện thời sự ngày nay. Người sinh ra, lớn lên, gắn bó với nơi này hay những người chỉ một đôi lần ghé qua Hà Nội mà rồi cũng không buông nổi tơ vương. Nỗi nhớ ấy, niềm yêu ấy không thể cầm lòng mà phải trải trên từng con chữ, để rồi tìm gặp bao xúc cảm của những tâm hồn bạn đọc đồng điệu. Bởi thế, các tác giả của "Chuyện người Hà Nội" hết sức phong phú, từ những cây bút nổi tiếng với đề tài Hà Nội cho đến nhiều người viết không chuyên chỉ giản đơn cầm bút viết cho thỏa một nỗi yêu Hà Nội.

Tình yêu Hà Nội đã có từ xa xưa, được thể hiện qua “Nhớ một thuở học trong bom đạn”, “Phong cách tà áo dài Hà Nội”, “Mở rộng cầu Long Biên những năm 1922-1924”, “Thăng trầm nghề chụp ảnh ở Hà Nội”… đến câu chuyện Hà Nội nay trong “Phố Nguyễn Quang Bích” những thời khắc đặc biệt của năm 2021, “Kỷ niệm những làng ven Hồ Tây”…

Tình yêu ấy đi qua không gian, với những phố, những làng, những chợ trong các bài viết “Chuyện của người phố cổ”, “Tản mạn xóm Trại làng Cót”, “Những tòa biệt thự Ăng-lê”, "Vài mẩu chuyện ở bãi giữa sông Hồng", “Theo mợ đi chợ Đồng Xuân”, “Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”… để độc giả biết rằng đằng sau những mái ngói thâm nâu, góc phố con đường gợi hình gợi nhạc của Hà Nội là cuộc sống xiết bao vất vả trong những năm “thời của gác xép” bởi “nhà nhà” đều làm mới đủ chỗ ngủ cho mọi người, hay những con ngõ hẹp đến mức không dắt được xe máy, chỉ có mỗi cách là ngồi lên yên xe rồi dùng chân “bơi” vào…

Tình yêu không chỉ là trong một khoảnh khắc, mà trải khắp bốn mùa, là “Hà Nội phố xuân lạc miền cổ tích”, là “hạ về mùa hoa tỏa hương”, khi “thu sang phố dài bao hoài niệm”, hay đông về tương tư “the thắt nỗi niềm tơ vương ngỏ, xao xác miền yêu hẹn ước nào”. Tình yêu len lỏi trong từng phút gây đời thường, trong từng “bữa cơm quây quần bên cha mẹ, bên chị em”, hay vào “những ngày cuối năm, khi các cây bàng trên khắp phố phường đồng loạt rực màu lá đỏ, Hà Nội bỗng trở nên đẹp xao xuyến lòng”.

Chuyện mảnh đất là thế, nhưng phần con người cũng được đưa vào một cách đầy than thương, bình dị qua: “Ngày trở về của Thâm Tâm”, câu chuyện tình của “Ở hai đầu nỗi nhớ”, “Cánh én bạc số 4”, “Năm người mẹ của tôi”… Chân dung của những người Hà Nội, từ những con người bình thường dung dị đến những con người "phi thường" trên đủ mọi lĩnh vực cũng được khắc họa nên.

Tác giả Nguyễn Vũ chia sẻ: “Hà Nội có những con đường, góc phố, hàng cây; có những sự kiện, biến cố trở thành kỷ niệm của nhiều người. Chẳng cứ là nhà văn, nhạc sĩ hay họa sĩ… mà ai cũng muốn lưu dấu ấn kỷ niệm ấy vào những trang viết của mình. Nhiều tản văn, tạp bút, nghiên cứu trong tập sách này được viết bằng cả niềm yêu thương cháy bỏng khiến ta có cảm giác như kho cảm hứng về Thủ đô Hà Nội - thành phố nghìn năm này sẽ không bao giờ vơi cạn…”.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
“Chuyện người Hà Nội” – yêu Hà Nội viết sao cho đủ đầy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO