Tết xưa của người Việt trong “Một chiến dịch ở Bắc kỳ”

Hải Truyền| 13/12/2022 10:43

Charles-Édouard Hocquard - bác sĩ quân y người Pháp - ông đến Việt Nam từ năm 1884 đến năm 1886. Ông đã đi, đã ghi chép, chụp ảnh về cảnh vật, con người, lối sống ở nhiều vùng miền trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta như: Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Lạng Sơn, Phú Thọ, Đà Nẵng, Huế… Cuốn sách không chỉ là áng văn du ký mà còn là nguồn tư liệu về nước ta cuối thế kỷ XIX.

z3955275319869_d17e27d900dc7bb7008878c67f8ecf8e.jpg
Hồ Hoàn Kiếm thế kỷ 19. Ảnh: trong sách.

“Một chiến dịch ở Bắc kỳ” của Charles-Édouard Hocquard là thể loại sách du ký, ký sự, song tư liệu trong đó rất phong phú. Thời điểm thực hiện cuốn sách, tính cách ưa phiêu lưu, mạo hiểm, điều kiện được đi lại khắp các vùng, cùng khả năng chụp ảnh đã giúp Charles-Édouard Hocquard tạo nên một cuốn sách với nguồn tài liệu giá trị.

Bằng con mắt tò mò của một người phương Tây tới phương Đông, Hocquard đã ghi chép lại trong sách từ địa dư, phong tục tập quán, tín ngưỡng, các làng nghề thủ công truyền thống đến con người, tổ chức xã hội, một số công trình kiến trúc quân sự và dân sự nổi tiếng một thời của xứ Bắc kỳ và Trung kỳ…

Với cuốn sách này, chúng ta có thể hình dung ra hơn 100 năm trước, người Kinh đô Huế ăn Tết ra sao?

Thị dân và quan lại mặc lễ phục lui tới thăm viếng nhau, tặng nhau những lá thiếp lớn màu đỏ và quà cáp.

Huế vào hội từ sáng nay. Sắp đến ngày đầu năm An Nam. Người bản xứ, giàu cũng như nghèo, ngừng làm việc gần một tháng để ăn uống và giải trí.

Không buôn bán, không làm đồng, không lao dịch tẻ nhạt, người lớn, kẻ bé đều diện quần áo ngày hội. Người nghèo bán món đồ còn lại cuối cùng hoặc vay nợ để ăn chơi như câu tục ngữ An Nam: “Đầu năm phải bắt đầu cho tốt kẻo khổ cả năm” (Không rõ nguyên văn câu tục ngữ này của Việt Nam thế nào. Nhưng thông thường gần Tết thì người ta đòi nợ chứ không ai cho vay nợ - dịch giả).

Các bộ đã khóa cửa, chính phủ ngừng mọi sự vụ từ ngày 25 tháng chạp, chính quyền không ký một văn bản nào, hộp dấu được đóng lại đến ngày thứ 11 của năm mới.

Bọn vô lại, như người ta gọi là những tên danlan (không rõ là gì; có cách giải thích là “đại lãn”, chỉ kẻ quá lười) chỉ nghỉ ngơi ba lần trong 24 giờ, dành thời gian phục vụ cho các nhà giàu, nhưng đòi trả công cao...

Mọi cổng ngõ đều đóng im ỉm. Nếu không có tiếng pháo Tàu nổ và tiếng các nhạc cụ thì tưởng như đây là một thành phố chết.

Thị dân và quan lại mặc lễ phục lui tới thăm viếng nhau, tặng nhau những lá thiếp lớn màu đỏ và quà cáp.

Đây cũng là ngày hội của trẻ con, chúng chúc mừng người lớn và được tặng lại tiền trong phong bao đỏ. Khắp nơi là màu đỏ, màu của niềm vui.

Trước mỗi căn nhà đều có một cành tre to để cả lá cắm dưới đất; cũng có cả những cây cột trên ngọn buộc lá dừa hoặc lông gà, đến tối treo đèn lồng đủ mọi màu sắc.

Theo tín ngưỡng dân gian, hàng năm linh hồn tổ tiên và người thân đều về với gia đình và con cháu trong dịp Tết - người An Nam gọi lễ hội đầu năm như vậy. Trồng những cây cột ấy là để các linh hồn nhận ra nhà mình mà về.

Trước ngưỡng cửa mỗi nhà, người ta dùng phấn vẽ xuống đất một cây cung đã lắp tên để ôn lại trận chiến đấu giữa Phật với quỷ. Một số người lấy xương rồng và cành cây có gai lấp hẳn cửa nhà mình để ngăn quỷ dữ vào nhà quấy phá mấy ngày Tết.

Ở tường bên trái phía ngoài cửa, người ta lập một bàn thờ nhỏ, đốt nến thắp hương cúng thần giữ cửa, những nhà giàu còn cúng cả hoa, bánh trái và thức ăn mỗi ngày hai lần (về tục trồng cây nêu và vẽ cung tên trước cửa, tác giả viết sai với sự tích của các tục này mà hầu hết người Việt Nam đều biết - dịch giả).

Nội thất được sắp xếp lại hoàn toàn, các đồ đạc đổi chỗ. Người ta treo các tràng hoa và giấy ở cuối sân để tôn vinh thần giếng.

Thầy bói được mời để cân nước và phán đoán: Hai lọ y như nhau đựng một lượng nước bằng nhau, một lọ đổ nước ngày 30, một lọ đổ nước ngày mồng một Tết, khi cân nếu lọ thứ nhất nặng hơn lọ thứ hai thì là điềm năm mới có nhiều chuyện không hay phải hết sức cẩn thận.

Trong những ngày vui này, kẻ ăn người ở là sướng nhất. Người ta kiêng không nặng lời với họ vì nếu thế sẽ phải mắng mỏ quanh năm.

Trong những ngày Tết, người An Nam ních thật nhiều thức ăn, mỗi ngày ba bữa và luôn dành một phần cúng tổ tiên, trong bếp thì luôn luôn thắp hương cúng ba vị thần cư ngụ trong ba viên đá kê bếp (Cúng Vua Bếp hay Táo Quân là từ 23 tháng chạp, không ai thắp hương trong bếp suốt mấy ngày Tết - dịch giả).

z3955274543427_b3cd92300d413f409e06113a506b8a18.jpg
Phố Cờ Đen (phố Mã Mây ngày nay). Ảnh: trong sách.

“Một chiến dịch ở Bắc kỳ” là cuốn sách quý về mặt tư liệu, độc đáo về hình ảnh với hơn 200 minh hoạ hiếm và đẹp về Việt Nam thời xưa. Không chỉ cho lớp trẻ ngày nay biết thời đó cha ông ta ăn ở như nào, phong tục tập quán ra sao… cuốn sách còn đặc biệt quý khi dựng lại cho chúng ta một bản đồ Huế và Hà Nội. Ở đó có những di sản mà nay đã trở thành quá vãng như điện Kính Thiên, quần thể chùa Báo Ân, cung Bảo Định…

Bởi những lẽ đó, “Một chiến dịch ở Bắc kỳ” là một tác phẩm lớn, mang giá trị sử liệu về con người, xã hội và phong tục Bắc kỳ, Trung kỳ đầu thế kỷ 19.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Tết xưa của người Việt trong “Một chiến dịch ở Bắc kỳ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO