Tác giả - tác phẩm

Cháy đến giọt cuối cùng

Bùi Tùng Ảnh 05:55 21/06/2024

Nhà thơ Lệ Thu (tên khai sinh là Trần Lệ Thu, bút danh khác Trần Thị Lưu Phương) sinh ngày 15/8/1940; quê quán tại xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1955, Lệ Thu học phổ thông ở các trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng, đến năm 1961 thì học khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Từ mái trường đến chiến trường

Nhà thơ Lệ Thu (tên khai sinh là Trần Lệ Thu, bút danh khác Trần Thị Lưu Phương) sinh ngày 15/8/1940; quê quán tại xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1955, Lệ Thu học phổ thông ở các trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng, đến năm 1961 thì học khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1964, Lệ Thu công tác với vai trò phóng viên, biên tập viên tại nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau như: phóng viên và biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam, phóng viên thường trú Đài phát thanh Giải phóng tại Trung Trung Bộ (thuộc Khu ủy Liên khu V). Sau 1975, Lệ Thu chuyển sang hoạt động văn học nghệ thuật, từng giữ chức Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Bình Định, nhiệm kỳ I (1992 - 1997), đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa IX (1992 - 1997). Nhà thơ Lệ Thu là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam.

2.jpg

Một người phụ nữ ở tuổi “tam thập nhi lập” như Lệ Thu, đã “dám từ bỏ trái hạnh phúc ửng hồng trong vườn nhà mình” (theo cách diễn đạt của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính”), từ bỏ ngọn lửa hồng êm ấm trong “hang ổ” (gia đình bé mọn) của mình ra đi vào chốn đạn bom, vì cái gì nếu không phải là tinh thần dấn thân, nhập cuộc!?

Nhà báo - nhà thơ Lệ Thu trở về hoạt động trên quê hương Bình Định yêu dấu tựa như thi sĩ - liệt sĩ Lê Anh Xuân (1941 - 1968) trở về chiến trường, trở về quê hương Bến Tre. Ai đi xa dẫu vì bất cứ lý do gì đều có cái rưng rưng cảm xúc cố hương ngay khi đặt chân trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn. Thời gian đó bà sống trong tâm trạng “ngày Nam đêm Bắc” với nỗi nhớ nhung cồn cào về con cái ở phương xa: “Đêm cuối cùng được ở bên con/ Mẹ thao thức lắng nghe từng hơi thở/ Nhịp thở bình yên/ Môi con hé mở/ Con thấy gì mà cười trong giấc mơ/ Bồi hồi mẹ viết bài thơ/ Bao thương nhớ dành cho con tất cả/ Mai mẹ lên đường/ Nhiều gian lao vất vả/ Suốt chặng đường dài mẹ sẽ nhớ về con/ Cái miệng hay cười/ Cái dáng lon ton/ Cái đầu “bẹp cá trê” vì ít khi được bế” (Viết cho con).

“Nhật ký nữ nhà báo chiến trường” như một căn cước nhân cách văn hóa

“Nhật ký nữ nhà báo chiến trường” của nhà thơ - nhà báo Lệ Thu được Nxb Quân đội nhân dân ấn hành năm 2015. Tác phẩm là những ghi chép theo nhật trình từ 10/8/1973 - ngày nữ phóng viên Lệ Thu đi chiến trường không hề mang tâm thế “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” (“Đất nước” - Nguyễn Đình Thi), vì chị còn có một gia đình hạnh phúc, một tổ ấm, còn đứa con yêu dấu tuổi nhỏ non nớt cần nhiều sự chở che của người mẹ. Còn vì, ra đi nhưng vẫn có biết bao nhiêu níu kéo riêng tây. “Nhật ký nữ nhà báo chiến trường” khép lại trang cuối cùng ngày 1/5/1975 khi nhà báo Lệ Thu từ miền lửa đạn ngút trời hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội trong cờ hoa và nước mắt cùng với niềm vui hân hoan đoàn tụ trong hòa bình của đồng bào, chiến sĩ cả nước. Một điều kỳ lạ, cuốn nhật ký được bà cất giữ như một báu vật trong suốt bốn mươi năm (1975 - 2015), tưởng chừng như đã “ngủ yên”, “hóa thạch” vì tác giả của nó quan niệm đó chỉ là những kỷ niệm, bí mật riêng tư, những buồn vui thăng trầm của đời mình một thời binh lửa bi hùng. “Nhật ký nữ nhà báo chiến trường” của Lệ Thu là một tác phẩm tràn trề chữ tình, hay nói cách khác là “duy tình”. Đã là nhật ký, theo quy ước thể loại văn học, thì không gì khác ngoài ghi chép sự việc theo nhật trình, theo trật tự tuyến tính thời gian một cách trung thực, chính xác. Thông thường nhật ký là bí mật cá nhân chỉ dành cho một người duy nhất - chủ thể. Nhưng trong lĩnh vực sáng tác văn chương thì nhật ký đã tự giác biến cái riêng thành cái chung, cái tôi thành cái ta. Trong văn học Việt Nam hiện đại, “Ở rừng” (Nhật ký, 1947 - 1948) của Nam Cao là điển hình nhất thời kháng chiến chống Pháp. Thời kháng chiến chống Mỹ, cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm đã trở thành bất hủ nhờ tính chân thực, độ nóng sự kiện và triết lý sống cao đẹp.

nha-bao-le-thu-va-cuon-nhat-ky-nu-nha-bao-chien-truong.jpg
Nhà thơ, nhà báo Lệ Thu

“Nhật ký nữ nhà báo chiến trường” đan dày bởi ba lớp chữ nghĩa dung chứa tình cảm đầy đặn và sâu sắc: Tình mẫu tử khi người phụ nữ quyết tâm đi vào chiến trường miền Nam; nhân cách văn hóa của một người cầm bút (viết văn, làm báo trong thời chiến), từ đó thể hiện quan hệ riêng - chung làm sao trọng và trọn cả hai bề. Lớp tình cảm thứ ba trong “Nhật ký nữ nhà báo chiến trường” là tinh thần lạc quan yêu đời, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng. Đó là chủ nghĩa lạc quan dựa trên chủ nghĩa anh hùng Việt Nam. Cũng như những người trải nghiệm sống và trải nghiệm văn hóa sâu sắc, với cái nhìn thấu thị đời sống, nhà báo - nhà thơ Lệ Thu thấm nhuần sự thật/ chân lý: Chiến tranh không phải là một ngày hội, cũng không phải là một trò đùa của tạo hóa, bởi máu người không phải là nước lã. Nhưng đồng thời tác giả của “Nhật ký nữ nhà báo chiến trường” cũng hơn ai hết với tâm hồn nghệ sĩ đã xác tín không có chuyện “Đại bác nổ thì họa mi ngừng hót”. “Nhật ký nữ nhà báo chiến trường” của nhà báo - nhà văn Lệ Thu đến tay độc giả vì cơ duyên, sự mong muốn của công chúng nghệ thuật được “chạm” vào ký ức lương thiện của một thế hệ đã xả thân vì nghĩa lớn. Khi cuốn “Nhật ký nữ nhà báo chiến trường” đến tay độc giả thì tình thần “ôn cố tri tân” tràn đầy nhằm mục đích viết để “chống lại sự lãng quên lịch sử và con người”, để cho không một người nào, không một việc gì bị lãng quên. Có thể coi “Nhật ký nữ nhà báo chiến trường” của nhà báo - nhà văn Lệ Thu là một cách thức trình diện ký ức lương thiện tối ưu, có tác dụng “thanh lọc tâm hồn” con người, bởi tính chất “tâm lý xuyên văn hóa” của nó.
Nhà báo và nhà thơ

Trở về sau chiến tranh, lúc này nhà báo Lệ Thu mới có thời gian và điều kiện lắng đọng tâm hồn, sống chậm trong mạch suy nghiệm dòng đời và lẽ đời, cầm bút làm thơ. Không thể không viết thơ như một thôi thúc nội tâm khó bề thoái thác. Từ tác phẩm thơ đầu tay: “Xứ sở loài chim yến” (1980) và các tập tiếp theo “Hương gửi lại”, “Nguyện cầu thơ”, “Chân dung tình yêu”, “Khoảng trời thương nhớ” (Thơ và trường ca), “Tri kỷ”, “Mây trắng”, “Tri âm của đất”, “Điềm đạm Việt Nam” (Thơ tuyển), “Khói mỏng nhẹ bay” mới thấy rõ chân tủy nghệ sĩ của nhà báo. Không phải chỉ chờ hòa bình, yên bình mới “nhả” chữ thơ. Tất cả được thai nghén từ trong chiến tranh, từ trong máu và hoa. Đến một ngày có cơ hội thăng hoa.

Thơ Lệ Thu giàu chất trữ tình nhưng không thiếu chất trí tuệ, như nhan đề tập thơ “Điềm đạm Việt Nam”. Nếu cần viết một câu ngắn về thơ Lệ Thu, thì tôi sẽ nắn nót “Thơ Lệ thu đốt cháy trái tim đến thành trí tuệ, đốt cháy trí tuệ đến thành trái tim”. Riêng tôi thích câu nói “Mỗi ngày sống như một ngày áp chót” của nữ nhà báo chiến trường Lệ Thu. Đó là cách sống “cháy đến giọt cuối cùng” của một thế hệ dám xả thân vì đại nghĩa.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Tập thơ “Trắng mây tóc mẹ”: Chất chứa cảm xúc yêu thương
    Sáng 13/4, tại trụ sở Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hà Nội), buổi ra mắt tập thơ “Trắng mây tóc mẹ” của nhà thơ Trương Anh Tú đã diễn ra trong không khí trang trọng, ấm cúng. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam, do NXB Kim Đồng tổ chức với tên gọi “Trắng mây tóc mẹ: Mở trang sách – Chạm vần thơ”.
  • Hai kiệt tác của Jimmy Liao tái ngộ độc giả Việt trong diện mạo mới
    Nhà xuất bản Kim Đồng vừa chính thức giới thiệu tới bạn đọc Việt Nam bản nâng cấp 2025 của hai tác phẩm kinh điển từ tác giả nổi tiếng toàn cầu Jimmy Liao: “Hòn đá xanh” và “Âm thanh của sắc màu”. Sau một thập kỷ kể từ lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam, hai tác phẩm đã chiếm trọn cảm tình của độc giả nay trở lại với diện mạo mới mẻ, hiện đại và đầy cảm xúc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung ra mắt ca khúc "Đất ơi nở hoa" mừng ngày thống nhất non sông
    Nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung giới thiệu ca khúc mới "Đất ơi nở hoa". Tác phẩm mang âm hưởng dân ca, là lời tri ân sâu sắc gửi đến quê hương, đất nước và mẹ trong những ngày tháng Tư lịch sử.
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Khơi dậy lòng yêu nước cho học sinh từ tiết học lịch sử đặc biệt
    Tháng Tư về, mang theo nắng đầu hạ và ký ức thiêng liêng của những ngày tháng tư lịch sử của đất nước, về những câu chuyện lịch sử của đại thắng mùa xuân 1975. Trong dòng chảy tưởng như vô hình của thời gian, có những khoảnh khắc cần được níu giữ, có những câu chuyện cần được kể lại – không chỉ bằng sách vở, mà bằng cả trái tim. Và tại Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình - TP Hà Nội) cô và trò lớp 4A6 đã cùng nhau hòa mình vào không khí của những ngày đất nước thống nhất qua tiết học lịch sử đặc biệt.
  • Nghỉ lễ 30/4-1/5, Hà Nội điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm
    UBND quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội vừa có thông báo mới nhất về việc điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm và khu vực phố cổ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Đừng bỏ lỡ
Cháy đến giọt cuối cùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO