Đời sống văn hóa

Lễ hội đình Chèm - sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng của cư dân Thăng Long- Hà Nội

Đ. Thế - T. Trang 19/06/2024 21:53

Ngày 19/6 (tức ngày 14/5 năm Giáp Thìn), quận Bắc Từ Liêm khai mạc Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 nhằm tri ân công đức của Đức Thánh Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng - nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc và là người có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.

6a2492df830a2054791b.jpg
4cdd433052e5f1bba8f4.jpg
Các đại biểu tham dự lễ hội truyền thống đình Chèm.

Nằm bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, đình Chèm (còn gọi là đền Chèm, đền Lý Hiệu Úy, Thụy Hương từ) đã trải qua thăng trầm hơn ngàn năm lịch sử.

Đình Chèm thờ chính Đức Hy Khang thiên vương Lý Ông Trọng, cùng Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung. Lý Ông Trọng sinh ra ở làng Chèm, làm quan thời Hùng Vương và thời An Dương Vương; không chỉ có công đánh giặc giữ nước cả hai triều đại mà còn giúp vua Tần dẹp giặc Hung Nô.

Trên tấm bia chữ Nôm tại Đình Chèm (được Tiến sĩ Nghiêm Xuân Quảng soạn vào năm Khải Định thứ 2) đã khắc ghi công đức của Đức Thánh Chèm cùng núi sông muôn thuở.

img_5583.jpg
Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên phát biểu khai mạc lễ hội.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên cho biết, từ ngàn năm nay, đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân 3 làng gồm: Làng Chèm (phường Thụy Phương), làng Hoàng và làng Mạc (nay là tổ dân phố Hoàng Xá và Hoàng Liên, phường Liên Mạc).

Lễ hội truyền thống đình Chèm, còn gọi là Pháp hội nhằm tri ân và tưởng niệm những chiến binh đã hy sinh vì đất nước, được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Năm hằng năm.

dinh-chem2.jpg
Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà đánh trống khai mạc lễ hội. Ảnh: Trần Thảo

Lễ hội là sự kết hợp chặt chẽ giữa tín ngưỡng thờ thành hoàng làng với tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Chính vì vậy, lễ hội đình Chèm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân 3 làng Chèm, Hoàng, Mạc nói riêng và nhân dân quận Bắc Từ Liêm nói chung; là sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng; lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa của nhân dân trên địa bàn...

f91a9c612bb488ead1a5.jpg
Nghi lễ rước kiệu tại lễ hội truyền thống đình Chèm.

Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 được tổ chức với quy mô cấp quận, diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 19/6 đến ngày 21/6). Với các hoạt động tiêu biểu diễn ra như: rước nước trên sông Hồng, rước văn, lễ mộc dục, lễ phóng điểu (thả chim câu); các hội thi nấu chè kho, hội thi bơi, cờ người, tổ tôm điếm; giao lưu văn nghệ…

f79f543993ed30b369fc-1-.jpg
Đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về dự ngày khai hội.

Để lễ hội diễn ra an toàn, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đề nghị lãnh đạo các phường Thụy Phương, Liên Mạc và Ban tổ chức lễ hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về lễ hội.

1a56562b92ff31a168ee-1-.jpg
Lễ hội truyền thống đình Chèm được tổ chức hàng năm luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho Nhân dân và du khách thập phương.

Lễ hội truyền thống đình Chèm được tổ chức cũng nhằm cụ thể hóa Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"; Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội 2022 về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025; định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045"./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trăng thơm
    Thoan ngồi giặt ở cầu ao. Trăng nhấp nhoáng dưới làn nước. Hoa bèo tím thẫm một mảng bồng bềnh trong âm thanh rền rã của bầy ve kêu trên cây nhãn già. Cây nhãn này mấy năm trước đứt hoa, mùa xuân năm nay bung lại, hoa kết từng chùm vàng nhạt, li ti, đậu quả bện trĩu cành. Ngang trưa nay, chị Hà đi lấy hàng về sớm, thấy thằng cu Minh đánh quần đùi, áo ba lỗ, mũ lưỡi trai đội ngược, cầm sào đi bắt ve qua ngõ, bèn vẫy lại: “Cu Minh, trèo cây vặt nhãn hộ cô”.
  • Hoàn thiện chính sách pháp lý phát triển văn học, nghệ thuật bước vào kỷ nguyên mới
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác (sau đây gọi tắt là Dự thảo Nghị định).
  • Luật Thủ đô: Nền tảng để Hà Nội tổ chức bộ máy tinh, gọn, mạnh vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Hà Nội đã, đang thể hiện quyết tâm rất cao trong thực hiện định hướng, chủ trương lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc hoàn thiện tổ chức bộ máy “Tinh – Gọn – Mạnh - Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • “Anh trai vượt ngàn chông gai” vào vòng bầu chọn giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024
    Ban Tổ chức Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024 vừa thông tin tới báo chí về các đề cử tranh giải trong 14 hạng mục ở vòng bầu chọn. Theo đó, phim truyện “Đào, phở và piano”, chương trình truyền hình thực tế “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”... đã được vào vòng bầu chọn giải Mai Vàng lần thứ 30 – 2024.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội đình Chèm - sản phẩm sáng tạo thể hiện sự gắn kết cộng đồng của cư dân Thăng Long- Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO