Văn hóa

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trong đêm nghệ thuật "Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa”

T. Trang 19/11/2023 12:25

Tối 18/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội tổ chức chương trình “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa”.

d1.jpeg
Đại biểu tham dự chương trình "Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa".

Chương trình do UBND quận Bắc Từ Liêm và báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức, được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, tiếp sóng trực tiếp trên Đài truyền hình Đà Nẵng, Đài truyền hình Bắc Ninh, các nền tảng của báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô, kênh YouTube Tự hào Việt Nam và các kênh truyền hình địa phương khác trên cả nước…

Đến dự chương trình về phía Hà Nội có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Hoàng Trọng Quyết - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội; Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Lưu Ngọc Hà - Chủ tịch UBND quận, Nguyễn Tiến Thành - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy; Nguyễn Hữu Tuyên - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận; Lê Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND quận, Trưởng ban Tổ chức.

Tham dự chương trình còn có đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo sở, ban, ngành, đoàn thể, của Hà Nội, doanh nghiệp, nhà đồng hành, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo nhân dân.

d2.jpeg
Đồng chí Lưu Ngọc Hà - Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm phát biểu khai mạc chương trình.

Phát biểu tại chương trình - Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà cho biết đây là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt với mục tiêu Hà Nội chính thức gia nhập mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo với nền tảng chính là văn hóa. Trong đó, lễ hội thiết kế sáng tạo TP.Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Dòng chảy” nhằm kết nối, khai phá nguồn lực, tôn vinh giá trị, hội tụ, lan tỏa và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô dọc hai bên bờ sông Hồng.

d3.jpeg
3 chương tại chương trình nghệ thuật: Chương 1: Mạch nguồn văn hiến. Chương 2: Kiệt tác ngàn năm - Lắng hồn dân tộc; Chương 3: Bừng sáng tinh hoa.

Thực hiện Chương trình số 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh”; Nghị quyết số 09 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Thành ủy Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm đã triển khai bằng những chương trình và kế hoạch cụ thể, coi văn hóa là sức mạnh nội sinh, là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

d4.jpeg
Các tiết mục tại Sân khấu thực cảnh bên bờ sông Hồng. (Ả: H. Duy, H.Mạnh)

Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” là một sản phẩm thiết kế sáng tạo kỳ vọng sẽ mang tới cho nhân dân và du khách thập phương một sức sống mới, một cảm xúc mới, một trải nghiệm mới “đánh thức di sản dọc bên bờ sông Hồng trở thành không gian nghệ thuật sáng tạo đặc sắc” - ông Hà chia sẻ.

Được dàn dựng ngay trong không gian linh thiêng cổ kính với một sân khấu trên sân đình, một sân khấu thực cảnh trên lòng sông, không gian nghệ thuật "Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa" khiến khán giả chìm đắm vào vẻ đẹp và những giá trị truyền thống ngàn đời của vùng đất cổ bên dòng sông mẹ.

d5.jpeg

Là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 hướng tới 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm, Ban Tổ chức cầu kì từng chi tiết với con thuyền, với lau lách bạt ngàn trắng tinh phơ, với không gian mở của chương trình khiến người xem thực sự được thưởng thức một chương trình nghệ thuật khác biệt và sẽ nhớ mãi không quên.

d6.jpeg
Sao mai Ngọc Ký thể hiện ca khúc "Đình Chèm - dấu tích ngàn năm"

Trên cái nền đầy cảm xúc ấy, các tiết mục là sự đan xen kết nối giữa lịch sử và đương đại, là quá khứ và tương lai, là sự trao truyền, giữ gìn và tiếp nối, là hội nhập và giữ gìn bản sắc ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Chương 1: Mạch nguồn văn hiến. Chương 2: Kiệt tác ngàn năm - Lắng hồn dân tộc; Chương 3: Bừng sáng tinh hoa.

Hoạt cảnh "Linh thiêng đình Chèm" qua giọng đọc của NSƯT Lê Chức giúp người xem nhớ về huyền tích ngôi đình, về lịch sử dựng nước giữ nước của người dân nơi đây với Thượng Đẳng Thiên Vương Lý Ông Trọng.

d10.jpeg
Ca sĩ Viết Danh và vũ đoàn Lavender.

Tiết mục "Thăng Long vững mãi cơ đồ" do Viết Danh và vũ đoàn Oscar, vũ đoàn Lavender biểu diễn mở ra một không gian của thành phố ngàn năm văn hiến, niềm tự hào của Nhân dân kinh đô xưa, Thủ đô nay.

Điểm đặc biệt trong chương trình hôm nay đó là ngoài sân khấu chính đặt tại sân đình Chèm còn có một sân khấu thực cảnh đặt bên bờ sông Hồng - chứng nhân quan trọng cho những giai đoạn lịch sử thăng trầm của Thủ đô. Tổng đạo diễn Mai Thanh Tùng lên ý tưởng và dàn dựng, mang đến cho khán giả một không gian đậm chất lịch sử và đầy thích thú.

Dòng sông Hồng không chỉ là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, mà mỗi nơi sông Hồng chảy qua, đều để lại những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó nổi bật nhất là văn hóa Thăng Long. Đến nay, những giá trị mà văn minh sông Hồng mang lại vẫn còn hiện hữu cực kỳ rõ nét trong nhiều nét văn hóa và xã hội của Thủ đô, từ kiến trúc, làng nghề truyền thống, đến âm nhạc, tín ngưỡng, cho thấy sức sống bền bỉ vượt thời gian của những giá trị và nét đẹp văn hóa trên mảnh đất kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội.

Trên đất nước Việt Nam còn biết bao dòng chảy tinh hoa. Ngày hôm nay, những tinh hoa sẽ hội tụ về đây, để cùng hòa ca về tình yêu con người, tình yêu Hà Nội để tinh hoa kết nối với tinh hoa và tạo ra những giá trị đẹp đẽ trong thời đại mới.

Chính vì thế, phần "Bừng sáng tinh hoa" là dịp để tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam cùng hội tụ và toả sáng rạng rỡ tại đình Chèm. Qua đó, chương trình góp phần khẳng định sự giàu có, đa dạng của văn hóa truyền thống Việt Nam, thể hiện sự gặp gỡ, giao thoa, gắn kết và lan tỏa của các loại hình nghệ thuật giữa các vùng miền, địa phương.

d7.jpeg
Dòng chảy tinh hoa trong nét đẹp văn hóa áo dài truyền thống Việt Nam là sự kết hợp tinh tế, nhiều màu sắc của Viện thời trang áo dài Việt Nam.

Dòng chảy tinh hoa trong nét đẹp văn hóa áo dài truyền thống Việt Nam là sự kết hợp tinh tế, nhiều màu sắc của Viện thời trang áo dài Việt Nam, NTK Thúy Hằng, NTK La Hường, NTK Ngọc Diệp, NTK Thiên Lý, NTK David Lê, Thương hiệu Ông Lê cho chúng ta mục sở thị nét đẹp độc đáo của tà áo dài, kín đáo mà gợi cảm, tôn thêm nét đằm thắm mà mạnh mẽ của người phụ nữ Việt Nam ở Việt Nam hay trên thế giới.

Hòa trong dòng chảy của các tinh hoa văn hóa, chương trình còn mang đến các tiết mục đậm nét di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam như: "Dân ca ba miền", "Cô đồng say", "Ngồi tựa mạn thuyền" (dân ca quan họ Bắc Ninh), múa xòe vui ngày hội, "Đập nàng Khọt" (dân ca Mường, Rap Mường và EDM), "Xẩm Hà Nội"... với sự thể hiện của Nhóm Chuông gió, Sao mai Quách Mai Thy, Hà Myo, Rapper Khắc Nội, Rapper Endy, các nghệ sĩ đến từ Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái cùng các vũ đoàn đã mang đến những màn biểu diễn vô cùng bắt mắt, nhiều cung bậc cảm xúc.

d8.jpeg
Các đại biểu chúc mừng sự thành công của chương trình.

Chương trình được tổ chức nhằm quảng bá giới thiệu về việc Hà Nội tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO; góp phần xây dựng lễ hội thiết kế sáng tạo thành phố Hà Nội trở thành sự kiện thường niên mang tầm quốc tế và khu vực, tạo thành sự kiện điểm nhấn trong năm thu hút đông đảo nhà thiết kế, doanh nghiệp và khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham dự. Đồng thời, góp phần kết nối và phát huy giá trị văn hóa lịch sử, kiến trúc trên địa bàn các quận theo trục sông Hồng trong quá trình tái thiết đô thị gắn với phát triển không gian sáng tạo, phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Tiếng chuông Trấn Vũ” tái hiện nét đẹp văn hóa Thăng Long
    Tối 28/5, tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh, UBND quận Ba Đình đã chính thức ra mắt sản phẩm du lịch tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” - “Chạm vào linh thiêng, sống cùng huyền thoại”.
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tham quan Địa đạo Vịnh Mốc
    Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đến thăm, tham quan Địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
  • Dâng 180 mâm lễ lên ngài Lang Liêu
    Nằm trong hoạt động tưởng nhớ công lao của Hoàng tử Lang Liêu (Vua Hùng thứ 7) - vị hoàng tử gắn liền với truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy, ngày 7/5 tại đình Dữu Lâu (phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra hoạt động dâng mâm lễ vật lên Vua Hùng. Năm nay, sự kiện này ghi dấu ấn với 180 mâm lễ lớn bao gồm các món ăn truyền thống của các vùng miền, nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam.
  • Logo Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước: Nhiều tầng nấc ý nghĩa
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) của tác giả Hồ Sỹ Khải (tỉnh Đồng Tháp) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Mẫu logo có ý nghĩa đặc biệt và nhiều thông điệp.
  • Ấn tượng chương trình “Hương sắc” trong Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng 2025
    Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động Mừng Đảng Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025, chương trình nghệ thuật “Hương sắc” đã diễn ra tại Quảng trường Hùng Vương (thành phố Lạng Sơn) với nhiều ấn tượng đặc biệt.
  • Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2025
    Sáng 11/2, (tức ngày 14 tháng Giêng), UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh Xuân Ất Tỵ và khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2025 tại Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đền Hạ, thuộc xã Minh Quang.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
  • Báo Tuổi trẻ Thủ đô vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
    Chiều 18/6, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Phát động Cuộc thi báo chí viết về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2025
    Ngày 18-6, Chi cục Dân số, Trẻ em và Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội chính thức phát động cuộc thi các tác phẩm báo chí viết về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trong đêm nghệ thuật "Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO