Đời sống văn hóa

Ra mắt Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn

Việt Thương 09:53 16/06/2024

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn là hai bảo tàng tư nhân nằm trong hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng, tọa lạc tại số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM.

hop_4_sgau.jpg
Không gian trưng bày trang phục và trang sức của Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam (ảnh: báo Văn hoá)

Chiều 15.6, tại TP.HCM đã ra mắt Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn và Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam. Cả hai bảo tàng thuộc hệ thống Bảo tàng tư nhân Đỗ Hùng, hiện lưu giữ và trưng bày hàng ngàn cổ vật mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử dân tộc.

Với hơn 30 năm sưu tập và nghiên cứu cổ vật, ông Đỗ Hùng cảm nhận được mỗi cổ vật đều chứa đựng nhiều yếu tố về nghệ thuật, lịch sử cùng những câu chuyện thú vị gắn liền.

Ông Đỗ Hùng cho biết ông và ê kíp mất hơn 6 tháng để thi công thực hiện hai bảo tàng này. Chi phí đầu tư ban đầu hơn 15 tỉ đồng.

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn là hai bảo tàng tư nhân nằm trong hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng, tọa lạc tại số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM. Trong đó, Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam đặt tại tầng trêt, còn Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn đặt tại tầng 8 và tầng 9 tòa nhà.

Đến với Bảo tàng Hoàng cung Triều Nguyễn, khách tham quan sẽ được hồi tưởng cảm xúc khi quay ngược thời gian để như sống lại trong cung điện triều Nguyễn với các hiện vật gốc, vật dụng - trang phục, nghệ thuật, thú vui xa hoa, mỹ lệ trong cung đình cùng các chất liệu ngọc, ngà, bạc, sứ và nội thất dát vàng, gấm, lụa… và xuôi theo dòng chảy lịch sử của triều Nguyễn qua 13 đời vua.

Ngoài phục vụ tham quan, tại đây còn cung cấp dịch vụ chụp ảnh cho du khách với trang phục hoàng cung ngồi ngai vàng, kiệu, xe kéo của vua, hoàng hậu với phiên bản phục dựng có tỷ lệ, màu sắc 10/10 so với bản gốc.

9876-1718474360-mot-trong-nhung-co-vat-tai-bao-tang-ve-trang-suc-54-dan-toc-1.jpg
9876-1718474360-mot-trong-nhung-co-vat-tai-bao-tang-ve-trang-suc-54-dan-toc-2.jpg
Một cổ vật tại bảo tàng về trang sức 54 dân tộc Việt Nam

Còn Bảo tàng Trang sức 54 Dân tộc Việt Nam ra đời với 54 bộ sưu tập trang sức hiện vật gốc có niên đại từ 2.500 năm trước đến thế kỷ 20, với các chất liệu như vàng, bạc, ngọc, ngà, hổ phách, mã não, thạch anh, lưu ly, pha lê, ngọc trai, xà cừ, đồi mồi (thời Nguyễn) nhằm giới thiệu, phản chiếu 54 mảnh ghép, đan xen sống động, mỹ lệ, cá tính, nhiều cung bậc thăng hoa cảm xúc của bức tranh đa sắc đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế.

Toàn bộ đều là những hiện vật gốc tại Bảo tàng Trang sức 54 Dân tộc Việt Nam có niên đại hơn 2.500 năm trước đến thế kỷ 20, được chế tác từ các chất liệu như: vàng, bạc, ngọc, ngà, hổ phách, mã não, thạch anh, lưu ly, pha lê, ngọc trai, xà cừ, đồi mồi…

Hai bảo tàng này đi vào hoạt động từ ngày 6.6.2024, mở cửa phục vụ từ 9h đến 22h./.

Bài liên quan
  • Sắp có con đường mang tên nhạc sĩ An Thuyên
    Đây là thông tin trong Tờ trình số 4339/TTr-UBND trình HĐND tỉnh Nghệ An xem xét thông qua việc đặt tên đường tại thành phố Vinh đợt 7 tại kỳ họp thường kỳ giữa năm 2024.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp thêm làn gió mới cho điện ảnh Thủ đô
    Trong bối cảnh hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật sôi động và đều khắp của Thủ đô thì “bức tranh gam trầm” của điện ảnh Hà Nội thời gian qua khiến cho những người trong cuộc không khỏi băn khoăn, trăn trở. Cũng bởi thế Đề án Liên hoan phim ngắn Hà Nội được Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phê duyệt mới đây như một làn gió mới tiếp thêm sinh lực mới, khơi dậy sáng tạo cho các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Thủ đô.
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • “Sa Pa giữa trời mây trắng” - kết nối vẻ đẹp và tâm hồn Tây Bắc
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Sa Pa giữa trời mây trắng" của hai tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá dành cho những ai yêu thích du lịch, muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng đất Tây Bắc Việt Nam.
  • Ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" mang lại nhiều tiện ích cho người dân
    Với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ”, thời gian qua, ngành y tế Thủ đô đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số nhằm giúp mỗi người dân biết, tự quản lý thông tin sức khỏe của mình để chủ động phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe.
  • Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Tuyên dương 70 gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024
    Bạo lực gia đình là kẻ thù phá hoại hạnh phúc của mỗi gia đình, sự yên vui, an toàn cho mọi tầng lớp xã hội, ảnh hưởng đến việc giữ vững, duy trì các tiêu chí gia đình văn hóa.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO