Trong cuộc đời tôi, cây violon mà cậu Mike giữ, được coi là đồ gia bảo. Trước khi tôi đi học xa nhà, thậm chí cả những lần sau đó nữa, địa vị của nó cũng không hề thay đổi. Hầu hết các gia đình đều có một thứ đồ “gia bảo”, một thanh kiếm, một bức tranh hay một cái cốc hình người, bất kể là cái gì, nó đều là một biểu tượng của gia đình. Miễn là một ngày nó còn tồn tại, gia đình ấy vẫn còn duy trì quyền lực.
Ký ức sớm nhất của tôi là khi cậu Mike cho tôi nhìn thấy chiếc đàn violon. Ông mở chiếc hộp màu đen, cầm chiếc violon đang nằm trên lớp nhung thiên nga màu xanh lá cây rực rỡ.
“Bây giờ, cháu đã nhìn thấy một cây đàn violon nổi tiếng rồi đấy”.
Ông nói nghiêm rất nghiêm trang và nâng lên cho tôi nhìn thấy từ cái dấu hình chũ “f” đến ký hiệu đã mờ ở mặt bên trong : “Ge Limo ① Anton. Danh cầm AntoniusStradivarius②.”
“Đây là một nhạc cụ đỉnh cao cháu ạ.”
Ông nói và đưa chiếc violon tì vào má rồi chơi một khúc Gailey ngắn, một tác phẩm của Owen. Sau đó ông đặt nó trở lại vào hộp đàn. Trong phòng ăn có một chiếc tủ đồ sứ nhỏ, trên mặt tủ thường đặt chiếc đàn violon ấy. Thực ra, cậu Mike không phải là nhạc sĩ, mà chỉ là nhân viên của Cục Thuỷ lợi, một người cao tuổi trầm tĩnh đáng kính. Ông chơi đàn ngẫu hứng, chỉ có mấy đêm nhảy múa cố định của người Ireland, hoặc là mấy ngày ấy mới có thể biết được. Cậu nói là cậu biết rằng mình không có năng khiếu chơi đàn violon. Cậu được cha mình mang cây đàn violon truyền cho. Chẳng phải hao tốn gì, bởi cha cậu cũng tự nhiên được ông nội cậu truyền cho thôi. Theo suy đoán, có thể nguồn gốc cây đàn violon này từ Italy đến với các cụ tổ tiên nhà tôi. Mẹ tôi là chị gái cậu Mike, bà là một người phụ nữ tuyệt vời, nhưng bà hay lo xa, thích đặt những sự việc vào những tình huống tồi tệ nhất. Bà thường nói rằng, đối với những cảnh ngộ khổ đau, bà đã thấy quá nhiều rồi. Tuy nhiên những lo lắng này không có tác dụng mấy, bởi vì trái lại, cha tôi đã luôn luôn rất lạc quan. Vì thế nhà tôi có hai lực lượng cân bằng lẫn nhau. Cha tôi là một thày dạy làm bánh ngọt rất giỏi, một người thợ làm bánh mì Mỹ gốc Đức. Ông làm việc không mệt mỏi nên đã có một tiệm bánh mì. Đợi sau khi chính mình làm chủ cửa hiệu bánh mì, ông muốn mở rộng thêm ở nơi đây. Điều này đã làm phiền đến mẹ tôi. Bà luôn lo lắng về kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng của cha tôi, sợ một ngày nào đó chúng tôi sẽ bị nợ nần dẫn đến khuynh gia bại sản. Trong mắt bà ấy, vay một hào cũng là điều sỉ nhục, thậm chí còn là một mối nguy hiểm khủng khiếp.
Mạo hiểm lớn nhất của cha tôi là một lần khai trương cửa hàng trên phố Ya Sasi. Nửa trước của gian nhà dự định làm cửa hàng bánh mì đặc biệt, nửa gian sau trang trí bằng những chiếc gương, bàn bằng đá cẩm thạch và quạt trần cỡ lớn sau đó để bán kem. Lúc bày tỏ kế hoạch này, cha tôi tán dương rất là hào hứng. Tuy nhiên, khi nhìn thấy nét mặt của mẹ tôi càng kéo càng dài, nhiệt tình của ông đã nguội chỉ còn một nửa.
“Anh nói với em này, Mary, không có chuyện gì rủi ro đâu,” cha tôi nói, “chẳng qua là phải ký kết hợp đồng vay vốn thôi!”
“Phải vay mất bao nhiêu?”
Ba ngàn đô la. Nếu thuận lợi, chỉ trong vòng hai năm, tôi có thể trả hết. Anh nói với em rằng, nơi ấy thực là một mỏ vàng!
“Nhưng mà, ngộ nhỡ ra căn nhà bị thế chấp, thu hồi”, mẹ tôi đau khổ nói, “Cả nhà mình sẽ phải sống lang thang trên đường phố và trở thành người ăn xin đấy! Anh Charlie ạ.”
Hôm ấy, chúng tôi ăn bữa tối rất sớm, cả gia đình ngồi xuống một bên bàn ăn. Tôi ngồi trong một góc làm các bài tập ở nhà, cậu tôi ngồi bên cạnh để xem tờ báo buổi chiều. Lúc ấy, ông gỡ kính ra, và gập tờ báo lại.
“Nghe em nói này, hai người cứ tranh luận mãi, mỗi người đều giữ cái lý của mình, cứ giằng co nhau mãi thì công việc chẳng đi đâu đến đâu.Em nghĩ, có lẽ em có thể giải quyết vấn đề này.”
Ông đứng dậy, lấy chiếc violon từ trên mặt tủ bát đĩa xuống.
“Em nghe nói, chiếc đàn violon có thương hiệu này có thể bán được năm ngàn đô la. Mang nó mà bán đi, anh Charlie ạ.”
“Ồ, cậu Mike!” Mẹ tôi nói.
“Tôi không thể làm việc này được, cậu Mike ạ!”. Cha tôi nói.
“Nếu anh cần món tiền để chi tiêu,” Cậu nói với cha tôi, “có thể mang đến cho lão Erelili trước khi lão ta đóng cửa.”
Sau khi nói xong, ông cầm lấy kính và tiếp tục giở tờ báo ra đọc. Tôi thấy đôi tay ông hơi run rẩy nhưng giọng nói của ông vô cùng mạnh mẽ.
“Dù sao, tôi cũng già rồi, không thể chơi nó được nữa.”
Do đó, cha tôi liền cầm chiếc violon đi ra ngoài. Chúng tôi ngồi ở vị trí chờ đợi câu trả lời. Hiệu nhạc cụ Ereli ở cách nhà tôi ba con phố. Tôi nhớ lúc ấy tôi đang giải một bài tập, vẫn chưa tìm ra đáp án. Cậu tôi vẫn chăm cậu đọc báo. Mẹ tôi thì ở phía bên cắm cúi công việc khâu vá. Không lâu sau có tiếng bước chân của cha tôi trở về. Ông bước đi rất nhanh, miệng thì huýt sáo. Chúng tôi nghĩ rằng bây giờ tất cả đều đã ổn thỏa rồi. Thật bất ngờ, khi ông đi đến, hai tay vẫn cầm theo chiếc hộp đàn, và việc đầu tiên là ông đặt nó trở lại chỗ cũ.
“Xem ra đã tốt hơn rất nhiều!” Ông nói.
“Anh không cần phải bán nó nữa à?” Cậu tôi hỏi.
“Khi tôi đến cửa hiệu Ereli,”cha tôi nói, “tôi đột nhiên nghĩ rằng, tại sao chúng ta lại phải bán nó nhỉ? Đặt nó lên trên mặt tủ, giống như mình có năm mươi tờ xanh một trăm đô la trong két sắt. Có nó rồi, các khoản cho vay 3000 đô la Mỹ đối với chúng ta sẽ không là một mối đe dọa nữa, đúng không? Maria. Nhỡ ra chúng ta không tìm đâu ra tiền, đến lúc bất đắc dĩ, chỉ phải đi qua 3 con phố là giải quyết xong việc ngay!” Mẹ tôi lập tức cười phá lên, “Em rất vui! Ôi! Anh Charlie.”
“Việc này là khá hợp lý,” Cậu tôi bình tĩnh nói, “Nếu điều này là sự thật, em quyết định chính thức công bố: Trong di chúc của em, bé Mike sẽ là người thừa kế chiếc violon này, ngay cả khi nó còn ù ù các cạc về violon, sau này nó sẽ dùng làm chi phí học đại học.”
Sau đó, việc trả nợ các khoản vay suôn sẻ, không xảy ra chuyện gì, tuy nhiên phải ba năm sau mới trả xong. Sau khi tôi đã lên bậc trung học, vào các buổi chiều tôi đến phụ việc trong nhà hàng. Lên đến đại học, việc này vẫn được coi là việc đương nhiên. Vào màa hè năm tốt nghiệp cao trung học, cậu tôi lái chiếc xe về, đưa chiếc đàn violon đưa tận tay tôi. Tôi đã chuẩn bị bước vào học đại học, tuy nhiên thu nhập của gia đình tôi không đủ để chi phí cho việc học tập của tôi. Nhưng cây đàn violong trên tủ đựng đồ sứ khiến tôi vẫn yên tâm học tập.
“Trong nhà trường có cơ hội vừa học vừa làm không?” Có một đêm, chúng tôi đang vò mì nắm, cha tôi hỏi tôi. Tôi nói với ông, nhà trường có hình thức giúp đỡ đó.
“Tôi nghĩ như vậy là tốt nhất,” cha tôi nói, “Bố bỏ trong ngăn kéo bàn làm việc của con một phong bì, trong đó có 200 đô la, ở dưới chiếc cà vạt ấy. Như vậy con có thể bắt đầu đi học được rồi. Con biết rằng, chiếc violon ấy có ý nghĩa rất đặc biện đối với mẹ con.”
Bố tôi nói đúng. Tuy nhiên, mẹ tôi lo tôi phải đi học xa nhà, bà kiên quyết bảo rằng tôi không phải vừa học vừa làm quá sức. Bà ấy nói rằng, chiếc violon là của tôi, hơn nữa, nguyện vọng trước đây của cậu Mike là dùng nó để cho tôi hoàn thành việc học tập. Những ngày trước khi lên đường, cha mẹ tôi còn bận rộn ở cửa hàng, tôi đã mang chiếc violon đến hiệu nhạc cụ Ereli. Lão Ereli từ bên trong đi ra, mắt sáng lên như mắt như chim ưng. Tôi mở chiếc hộp ra để lão xem chiếc đàn violon.
“Cái này giá bao nhiêu tiền?” Lão cầm chiếc violon lên, giương cặp mục kỉnh dày cộp lên nhìn nó.
“Khoảng hai mươi nhăm đến năm mươi đô la, điều này phải xem người đưa ra giá bao nhiêu!”
“Làm thế nào bây giờ nhỉ? Nó có phải là đàn của nhà AntoniusStradivarius không?”
“Nó có cái dấu xác thực đây này”.
Lão ta lấy lại bình tĩnh và nói: “Có nhiều đàn violon có dấu này, nhưng tiếc là đều không phải là thật. Từ trước đến giờ không có chiếc nào là thật cả! Chiếc đàn này của cậu có lẽ đã có lịch sử 100 năm, nhưng mà, tôi xin lỗi, nó không phải là loại tốt nhất.”
Lão nhìn tôi vô cùng kỹ lưỡng, và sau đó nói: “Tôi đã từng thấy chiếc violon này. Cậu có phải là Charlie, con trai của Anglo?”
“Vâng!” Tôi trả lời đơn giản. Tất nhiên, tôi đã không bán nó. Tôi mang nó về nhà, đặt trong phòng của tôi. Lúc ăn bữa tối, đó là bữa ăn tối cuối cùng của tôi trước khi lên đường, khi ánh mắt của mẹ tôi liếc qua trên mặt tủ đồ sứ, bà đã giật mình.
“Chiếc violon!” Bà đặt tay lên ngực, nơi có trái tim, “Com đã nó rồi ư?”
Lúc ấy, trên gương mặt của cha tôi lộ ra vẻ lo lắng. Tôi lắc đầu: “Con đặt nó và bọc hành lý ở trên phòng con rồi!” Tôi trả lời mẹ: “Con muốn được đặt nó ở trong ký túc xá của trường, như vậy sẽ có một kỷ vật luôn khiến con nghĩ tới nhà mình!” Lúc ấy mẹ tôi mới chuyển buồn thành vui vẻ.
“Ngoài ra,” Tôi nói thêm, “Về chiếc đàn, mẹ cứ yên tâm. Nếu con cần tiền tiêu, nó cũng giống như chiếc hộp đầy tiền, có thể rất có tác dụng. Đúng không, thưa cha?”.
“Đúng rồi! Con trai ngoan của cha! Đúng như thế!” Cha tôi nói. Ánh mắt của cha tôi cố ý nhìn đi chỗ khác.