Chuyển động Hà Nội

Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà gia đình người có công dịp Đại lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Duy Minh 09:50 02/05/2025

Trong đó, TP. Hà Nội đã chi hơn 192 tỷ đồng cho tặng quà nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

ncc-7893.jpeg
Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà gia đình người có công dịp Đại lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9 (ảnh minh hoạ)

Ngày 29/4, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định chế độ tặng quà đối với đối tượng hưởng chính sách người có công nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của thành phố Hà Nội.

Hơn 192 tỷ đồng cho tặng quà nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Theo đó, chi hỗ trợ tặng quà đối với đối tượng hưởng chính sách người có công nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mức quà tặng cá nhân, mức quà (bằng tiền mặt) 5.000.000 đồng/người: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (lão thành cách mạng); người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (tiền khởi nghĩa);

Mức quà (bằng tiền mặt) 2.000.000 đồng/người: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên; người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng (trường hợp người đứng tên trong gia đình được tặng kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" đã mất thì đại diện vợ, chồng, con được nhận); đại diện thân nhân của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày. Trường hợp 1 cá nhân thuộc các đối tượng người có công nêu trên thì chỉ nhận 1 suất quà tặng của Thành phố.

Hỗ trợ mức quà (bằng tiền mặt) 1.000.000 đồng/người cho đại diện thờ cúng liệt sĩ (1 liệt sĩ/suất quà).

Mức chi tặng quà các đơn vị, cá nhân tiêu biểu: Mức quà tập thể 16.000.000 đồng/đơn vị (trong đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 15.000.000 đồng) cho các trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công thành phố Hà Nội; Ban đại diện chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày Thành phố; Hội Nạn nhân chất độc da cam Thành phố; Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội, các ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ Thành phố; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội.

Mức quà tặng cá nhân tiêu biểu do lãnh đạo Thành phố thăm tặng 6.000.000 đồng (tiền mặt 5.000.000 đồng, túi quà 1.000.000 đồng/suất).

Dự kiến kinh phí cho hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam là 192.898.000.000 đồng.

Chi hơn 188 tỷ đồng tặng quà dịp Quốc khánh

Về chi hỗ trợ tặng quà đối với đối tượng hưởng chính sách người có công nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), dự kiến kinh phí là 188.918.000.000 đồng.

Theo đó, mức quà tặng cá nhân - bổ sung mức quà (bằng tiền mặt) 3.000.000 đồng/người đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (lão thành cách mạng); người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (tiền khởi nghĩa) để có mức quà tặng là 5.000.000 đồng/người (mức quà 2.000.000 đồng/người đã quy định tại Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND của HĐND Thành phố);

Chi mức quà (bằng tiền mặt) 5.000.000 đồng/người cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng; mức quà (bằng tiền mặt) 2.000.000 đồng/người cho Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên; đại diện thân nhân của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Trường hợp 1 cá nhân thuộc các đối tượng người có công nêu trên thì chỉ nhận 1 suất quà tặng của Thành phố.

Chi mức quà (bằng tiền mặt) 1.000.000 đồng/người cho đại diện thờ cúng liệt sĩ (1 liệt sĩ/suất quà).

Mức chi tặng quà các đơn vị, cá nhân tiêu biểu, chi mức quà tập thể 16.000.000 đồng/đơn vị (trong đó túi quà 1.000.000 đồng, tiền mặt 15.000.000 đồng) đến các trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công thành phố Hà Nội; Ban đại diện chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày Thành phố; Hội Nạn nhân chất độc da cam Thành phố; Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội, các ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ Thành phố; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội.

Chi mức quà tặng cá nhân tiêu biểu do lãnh đạo thành phố thăm tặng 6.000.000 đồng (tiền mặt 5.000.000 đồng, túi quà 1.000.000 đồng/suất).

Chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân

Tại kỳ họp, HĐND Thành phố đã đồng ý ban hành quy định chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng của thành phố Hà Nội.

Đối tượng áp dụng là người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, bao gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng; thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Chính sách quy định chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng của thành phố Hà Nội với mức hỗ trợ trợ cấp hằng tháng là 1.500.000 đồng/người/tháng. Trường hợp 1 cá nhân hưởng chính sách ưu đãi của nhiều loại đối tượng người có công và thân nhân người có có công với cách mạng nêu trên thì nhận hỗ trợ đối với 1 loại đối tượng.

Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng của thành phố Hà Nội (dự kiến 67.515 người) là 1.215.270.000 đồng/năm. Nguồn kinh phí từ ngân sách Thành phố đảm bảo theo phân cấp. Riêng năm 2025, sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương cấp thành phố để thực hiện chính sách theo quy định.

Nghị quyết áp dụng thực hiện từ ngày 1/7/2025./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Báo chí tiếp tục cùng xây dựng, phát triển Thủ đô trong kỷ nguyên mới”
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, các phóng viên, nhà báo của báo chí Trung ương và Hà Nội thời gian qua đã thể hiện rõ trách nhiệm xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp, luôn bám sát, thông tin kịp thời, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Kết quả phát triển của Thủ đô là công sức của cả hệ thống chính trị. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố”.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng cho Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra định hướng để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội thời gian tới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, yêu cầu của Trung ương về xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, vươn mình trong kỷ nguyên mới.
  • Chi tiết 126 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025
    Ngày 16/6, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Bứt phá vì tương lai Thủ đô: Tập trung cho những mục tiêu lớn trong kỷ nguyên mới
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ tập trung triển khai hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hướng tới xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại. Theo đó, từ ngày 20 đến 26/6/2025, Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đồng thời hoàn tất công tác bố trí cán bộ trước ngày 20/6/2025. Mục tiêu là bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ để 126 xã, phường mới chính thức đi vào hoạt động ổn định, thông suốt từ ngày 1/7/2025.
  • Hà Nội: Thành lập 30 Tổ bàn giao, 126 Tổ tiếp nhận để triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Ngày 12/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2902/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ bàn giao, Tổ tiếp nhận về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, khối lượng công việc thực hiện, cơ sở vật chất khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
  • Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 20/6
    Hà Nội sẽ tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại 126 xã, phường nhằm kiểm tra sự phối hợp và tính thông suốt của bộ máy mới trước khi triển khai chính thức từ ngày 1/7.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Báo chí tiếp tục cùng xây dựng, phát triển Thủ đô trong kỷ nguyên mới”
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, các phóng viên, nhà báo của báo chí Trung ương và Hà Nội thời gian qua đã thể hiện rõ trách nhiệm xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp, luôn bám sát, thông tin kịp thời, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Kết quả phát triển của Thủ đô là công sức của cả hệ thống chính trị. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố”.
  • Hội Báo toàn quốc 2025 là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, cùng nhìn về phía trước
    Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng cho Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra định hướng để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội thời gian tới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, yêu cầu của Trung ương về xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, vươn mình trong kỷ nguyên mới.
  • Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Theo Quyết định, Ủy ban Nhân dân thành phố thành lập 06 Tiểu ban giúp việc Ban tổ chức, gồm: Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; Tiểu ban Tuyên truyền, Nội dung và Y tế; Tiểu ban An ninh, trật tự và Giao thông; Tiểu ban Vệ sinh môi trường; Tiểu ban Vật chất, hậu cần và Tiểu ban Lễ tân.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Chùa Kim Lan – Cổ tự linh thiêng bên bờ sông Đuống
    Hà Nội là vùng đất kết tinh của những dòng chảy văn hóa âm thầm, lặng lẽ cùng lịch sử hơn ngàn năm văn hiến. Nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Kim Lan - một miền đất yên ả, nơi nghề gốm cổ truyền được lưu truyền hàng nghìn năm đến nay vẫn luôn đỏ lửa. Và tại nơi này còn có một mái chùa cổ rêu phong - nơi lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất của văn hóa tín ngưỡng dân gian Hà Nội – Chùa Kim Lan. Chùa đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2003.
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà gia đình người có công dịp Đại lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO