Thế giới điện ảnh

"Vầng trăng thơ ấu" được chiếu trong Đợt phim Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

Thụy Phương 08:20 30/04/2025

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các ngày lễ lớn 1/5, 7/5 và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị điện ảnh trên cả nước tổ chức hai sự kiện điện ảnh quy mô toàn quốc gồm: Đợt phim Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và Tuần phim Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đợt phim do Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp cùng các hãng phim và trung tâm văn hóa trên toàn quốc tổ chức nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đại đoàn kết trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cổ vũ tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thông qua các tác phẩm điện ảnh, khán giả sẽ có dịp ôn lại những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc, từ đó khơi dậy trách nhiệm, ý thức công dân trong sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay.

Danh mục phim chiếu dịp này gồm 13 tác phẩm thuộc nhiều thể loại, từ phim tài liệu, phim truyện đến phim hoạt hình, phản ánh các lát cắt đa dạng trong dòng chảy lịch sử và văn hóa Việt Nam. Các phim được lựa chọn chiếu đều đảm bảo chất lượng nội dung và định hướng tư tưởng, trong đó có nhiều tác phẩm mới được thực hiện trong thời gian gần đây.

z6553410829238_1af243b24429709d3ae965d9dd4bee6e.jpg
"Những nét vẽ từ trái tim" - phim ài liệu của Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ được chiếu trong đợt phim Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cụ thể, nhóm phim tài liệu bao gồm: “Đại đội 915 – Sáng mãi bản hùng ca màu lửa”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ đô ngàn năm văn hiến”, “Trong lòng thành phố tôi yêu”, “Nơi đất lành chim đậu”, “Thống nhất đất nước – Con đường đã chọn”, “Tỉnh thức và hóa giải”, “Nhà thầu khoán Năm U.SOM”, “Những nét vẽ từ trái tim”. Các phim này do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương và Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, phản ánh những dấu ấn lịch sử, những con người tiêu biểu và những giá trị văn hóa sâu sắc trong công cuộc đấu tranh và phát triển đất nước.

Nhóm phim hoạt hình gồm: “Tiếng cồng núi Nưa”, “Cây ước vọng”“Đóa hoa dâng Bác” đều do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện. Thông qua hình thức kể chuyện sinh động, các phim này góp phần giáo dục đạo đức, lý tưởng sống, truyền cảm hứng yêu nước, yêu lao động và lòng nhân ái cho các em thiếu nhi.

Ngoài ra còn có hai bộ phim truyện là “Vầng trăng thơ ấu” (Công ty Cổ phần Phim Giải Phóng) - tái hiện tuổi thơ gian khó của Chủ tịch Hồ Chí Minh và “Đào, phở và piano” (Công ty Cổ phần Phim truyện I) – khắc họa tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân Hà Nội trong 60 ngày đêm cuối năm 1946.

vang-trang-tho-au.png
Bộ phim “Vầng trăng thơ ấu” (Công ty Cổ phần Phim Giải Phóng) tái hiện tuổi thơ gian khó của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bên cạnh đợt phim quy mô toàn quốc, Cục Điện ảnh còn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị liên quan tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), diễn ra từ ngày 12 đến 15/5/2025 tại Nghệ An. Sự kiện là một trong những hoạt động trọng điểm trong khuôn khổ Lễ hội Làng Sen năm 2025, tạo điều kiện để công chúng, đặc biệt là nhân dân Nghệ An - quê hương của Bác, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Lễ Khai mạc Tuần phim sẽ diễn ra vào lúc 19h30 ngày 12/5/2025 tại Nhà hát Dân ca Nghệ An với bộ phim truyện “Vầng trăng thơ ấu”. Trước đó, vào 16h cùng ngày, sẽ diễn ra lễ dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ ở Quảng trường Hồ Chí Minh. Trong khuôn khổ Tuần phim, Cục Điện ảnh sẽ tổ chức chương trình giao lưu giữa các nghệ sĩ từng đảm nhận vai Chủ tịch Hồ Chí Minh và ê-kíp các phim “Vầng trăng thơ ấu”, “Đào, phở và piano”, “Những nét vẽ từ trái tim” với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 414 (vào ngày 13/5) và giảng viên, sinh viên Trường Đại học Vinh (vào ngày 14/5). Đoàn nghệ sĩ cũng sẽ dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khu di tích Kim Liên) và tham quan di tích đền vua Quang Trung./.

Bài liên quan
  • Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu về 30/4/1975
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và thống nhất đất nước, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ trao tặng bộ phim tài liệu “Victory Vietnam” (Chiến thắng của Việt Nam).
(0) Bình luận
  • Ra mắt "Cải mả" - Bộ phim điện ảnh nói về tục cải táng
    Phim lấy cảm hứng từ nghi lễ cải táng — một nét tín ngưỡng lâu đời trong văn hóa Việt. Đây là nghi thức gia đình tiến hành cải táng cho người đã khuất sau nhiều năm an táng để cầu mong linh hồn được siêu thoát, an yên, đồng thời mang lại bình an và may mắn cho con cháu.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Tuần phim Nga sắp diễn ra tại Hà Nội
    Tuần phim Nga tại Việt Nam năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 26 - 28/6/2025 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Hà Nội. Các bộ phim có nội dung ca ngợi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, về nền văn hóa rực rỡ và quá khứ huy hoàng của nước Nga.
  • NSND Bành Bắc Hải: Người thổi hồn vào âm thanh điện ảnh Việt
    Ngay từ khi ra đời, các loại hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ thế hiện của riêng mình. Với điện ảnh, ngôn ngữ thể hiện chính là hình ảnh và âm thanh. Thực tế cho thấy, thành công của một bộ phim không thể thiếu sự đóng góp quan trọng của nghệ sĩ làm âm thanh. Âm thanh và âm nhạc khi được sử dụng hợp lý sẽ giúp các nhân vật thể hiện chiều sâu nội tâm, dẫn dắt cảm xúc người xem một cách tự nhiên, đồng thời góp phần gia tăng ấn tượng, tình cảm của khán giả đối với bộ phim. Giữa những nghệ sĩ thầm lặng tạo nên sức sống cho điện ảnh, đạo diễn âm thanh - NSND Bành Bắc Hải nổi bật với danh xưng “phù thủy âm thanh”.
  • “Địa đạo” - Tái hiện ký ức chiến tranh hào hùng
    Sau hơn một thập kỷ ấp ủ từ ý tưởng tới hiện thực, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên vừa cho ra mắt tác phẩm mới “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”. Bộ phim kể lại cuộc sống và chiến đấu cam go của 21 chiến sĩ du kích Bình An Đông dưới lòng đất Củ Chi năm 1967. Từ năm 2014 đến 2016, đạo diễn đã tiến hành viết kịch bản cho bộ phim “Địa đạo” với tâm niệm “Củ Chi đã chọn mình, không được phép từ chối!”. Đó là mong muốn trở về với cội nguồn bi tráng của dân tộc và đặt câu hỏi về những giới hạn con người bị đẩy tới trong khói lửa.
  • “Cầu vồng ở phía chân trời” – Lát cắt chân thực về cuộc sống gia đình thời hiện đại
    Bắt đầu lên sóng từ ngày 5/6/2025 vào lúc 20h thứ Năm và thứ Sáu hàng tuần trên kênh VTV3, bộ phim truyền hình “Cầu vồng ở phía chân trời” mang đến những lát cắt chân thực về cuộc sống hiện đại, nơi các mối quan hệ tưởng gần gũi lại trở nên xa cách trong guồng quay hối hả của sự nghiệp, tài chính và công nghệ. Dưới góc nhìn hài hước nhẹ nhàng, phim là hành trình khám phá những giá trị gắn kết gia đình, sự đồng cảm giữa các thế hệ, tình yêu thương được nuôi dưỡng từ những điều bình dị nhất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Bắc Từ Liêm vận hành thử nghiệm chính quyền hai cấp: Nền tảng cho bộ máy phục vụ hiện đại, hiệu quả
    Hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội về xây dựng mô hình chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả, quận Bắc Từ Liêm đã chính thức triển khai vận hành thử nghiệm mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tại các phường mới sau sáp nhập.
  • Chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công điện số 838/CĐ-BGDĐT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
"Vầng trăng thơ ấu" được chiếu trong Đợt phim Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO