Cầu Thăng Long

Phương Anh (T/h)| 18/11/2022 15:20

Cầu Thăng Long với ý nghĩa “Rồng bay”, là khởi đầu cho một vóc dáng Hà Nội hiện đại, bề thế mở rộng về phía Tây Bắc.

Đây là một công trình lớn bắc ngang sông Hồng ở ngay cửa ngõ thủ đô Hà Nội, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng. Cầu xây dựng cách cầu Long Biên về phía thượng lưu 11km. Chính thức khởi công tháng 11/1974.

z3888485560244_4f3f1dc6e86b1ed082f1376e5501f149.jpg

Cầu chính dài 1.688m, có 15 nhịp, mỗi nhịp dài 112m, đặt trên 14 trụ và 2 mố. Mỗi trụ gần một vạn mét khối bê tông. Cầu có hai tầng, tầng trên rộng 19,5m, phần ô tô rộng 16,5m cho bốn làn xe ô tô cao tốc, hai đường cho người đi bộ, mỗi bên rộng 1,5m. Tầng dưới rộng 17m. Trong lòng cầu rộng 10m, đặt hai đường xe lửa khổ 1,435m. Hai bên có hai đường xe thô sơ, mỗi đường rộng 3,5m.

Chiều dài toàn cầu:

- Cầu đường sắt dài 5.503m, kể cả cầu chính và cầu dẫn.

- Cầu ô tô dài: 3.116m, kể cả cầu chính và cầu dẫn.

- Cầu đường xe thô sơ dài: 2.650m, kể cả cầu chính và cầu dẫn.

Cầu Thăng Long hoàn thành từng bước:

Tháng 10 năm 1983 nối liền hai bờ Đông Ngạc (huyện Từ Liêm) và Võng La (huyện Đông Anh) của thủ đô Hà Nội.

Tháng 1 năm 1984: thông xe đường ô tô bước 1, ở tầng dưới. Tháng 6 năm 1984: thông tàu hoả một làn đường sắt khổ 1 mét.

Tháng 5 năm 1985: khánh thành, thông xe toàn cầu.

Về nền móng: Xây 14 trụ cầu chính, dùng móng loại giếng chìm đường kính 18m, hạ sâu xuống mặt đất từ 40m đến 50m, có trụ sâu tới 60m. Đã phải sử dụng tới hơn 100km cọc ống đường kính 55cm đúc ly tâm dự ứng lực: gần 1000 phiến dầm bê tông dự ứng lực, mỗi phiến dài 32m, nặng từ 50 tấn đến 130 tấn và hàng vạn tấm bảng bê tông các loại để dùng cho cầu dẫn đường sắt, đường ô tô.

Công việc lắp dầm thép: Có hơn 20.000 tấn gồm 15 nhịp, cứ ba nhịp một làm dầm liên tục. Kết cấu hàn, ghép bằng bu lông cường độ cao. Mặt cầu liên hợp gồm các bản trực hướng ghép nối với nhau và với dàn bằng bu lông cường độ cao, và chủ yếu bằng mối hàn.

Cầu Thăng Long với hai đường xe lửa, bốn đường ô tô, hai đường xe thô sơ và hai đường người đi bộ... là cây cầu “thế kỷ” có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, là thể hiện đặc trưng của tình hữu nghị Việt - Xô.

Việc hoàn thành xây dựng cầu Thăng Long đã nâng cao gấp bội năng lực giao thông ở trung tâm quan trọng trong mạng lưới giao thông cả nước.

                                                            Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Cổng làng Dịch Vọng Sở
    Cổng làng Dịch Vọng Sở (p. Mai Dịch, q. Cầu Giấy) là cổng xây năm Bảo Đại (Bính Tý 1936). Nét trang trí và câu đối vẫn còn. Ngày nay, làng đã thành ngõ nhỏ của phố Trần Bình. Mọi phong tục vẫn giữ nguyên vẹn.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Học sinh thỏa sức sáng tạo, phát huy niềm đam mê khoa học kỹ thuật
    Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
  • Trải nghiệm triển lãm số “Rạng rỡ tên Người”
    Ngày 16/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người khai sáng con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đồng thời đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng nước nhà.
Đừng bỏ lỡ
Cầu Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO