Văn hóa – Di sản

Bàn về hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông

Tô Ngọc Oanh 11/03/2024 20:39

Sáng ngày 11/3, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật đã tổ chức tọa đàm “Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông” nằm trong khuôn khổ trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện Rồng” tại Bảo tàng Hà Nội.

Từ xa xưa, rồng là một biểu tượng văn hóa, là sản phẩm tinh thần hình thành trong quá trình con người nhận thức về thế giới tự nhiên – xã hội. Ở phương Đông, trong lịch sử phát triển của các dân tộc, hình tượng rồng được gắn với các ý nghĩa phù hợp với tính chất thời đại như: biểu tượng của nguồn gốc dân tộc, vương quyền, sức mạnh siêu nhiên, sự may mắn, thịnh vượng.

431818279_935705145222664_4873097400514317214_n.jpg
Tọa đàm “Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông” nằm trong khuôn khổ trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện Rồng” tại Bảo tàng Hà Nội.

Tọa đàm “Hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông” được tổ chức nhằm làm rõ hơn các hình tượng rồng và ảnh hưởng của rồng trong đời sống văn hóa Việt. Đồng thời giới thiệu hình tượng con rồng Việt các câu chuyện, qua các mảng trang trí kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, họa tiết hoa văn, đồ dùng sinh hoạt…

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: TS. Trần Hậu Yên Thế (Giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Ngô Viết Hoàn (Giảng viên Bộ môn Lí luận văn học, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và PGS. TS Lê Thời Tân (Giảng viên cao cấp Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội).

Về sự khác biệt giữa tư duy thẩm mỹ của mỹ học Đông - Tây, TS. Ngô Viết Hoàn cho biết, trong khi người phương Đông nhấn mạnh “sự hài hòa” và tập trung vào sự tổng thể và toàn vẹn của mọi thứ, chủ thể thẩm mỹ nên từ bỏ sự ràng buộc của lý trí một cách thích hợp để hiểu triết lý về sự hội nhập hoàn toàn thì người phương Tây nhấn mạnh vào “lý tính tư biện”, tập trung vào bộ phận và cá nhân, tập trung vào một thứ hoặc một mặt của sự vật, từ đó tiến hành nghiên cứu một cách cặn kẽ và chuyên nghiệp.

z5238483441807_4a9537759bc77f40d2e6327ecb8bbd0d.jpg
TS. Trần Hậu Yên Thế chia sẻ tại tọa đàm.

TS. Trần Hậu Yên Thế cũng chia sẻ về hình tượng rồng trong trong bối cảnh công nghiệp sáng tạo đang phát triển mạnh mẽ, tại Việt Nam và Nhật Bản có những chiều hướng phát triển khác nhau. Nếu như trong truyền thống, người Nhật ít có những linh vật ngộ nghĩnh, đáng yêu thì trong công nghiệp sáng tạo hôm nay, họ lại tạo ra rất nhiều những linh vật “dễ mến”, trong đó có hình tượng rồng. Còn tại Việt Nam, trong tâm thức của người Việt, rồng là cội nguồn của dân tộc với truyền thuyết “con Rồng, cháu Tiên”. Trong tư duy nông nghiệp, rồng là thần mưa giúp cho mùa màng bội thu. Rồng là một biểu tượng vô cùng thiêng liêng. Chίnh vì vậy, hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa…

z5238483379949_ff31deac8fabc8248b16e9d62115bf69.jpg
Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Đặng Minh Vệ phát biểu kết thúc tọa đàm.

Kết thúc tọa đàm, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Đặng Minh Vệ cho hay, bên cạnh các tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện Rồng”, Bảo tàng còn tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm liên quan đến chuyên đề để khách tham quan, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên được tiếp cận “sâu sắc” hơn về nội dung của chuyên đề, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc, giúp mọi người hiểu rõ hơn về ý nghĩa của biểu tượng rồng trong văn hóa Việt Nam./.

Trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện rồng” giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật nhằm làm rõ biểu tượng rồng trong kiến trúc các công trình tôn giáo tín ngưỡng, qua bộ sưu tập hiện vật của Bảo tàng Hà Nội và ứng dụng rồng trong đời sống - mĩ thuật đương đại được thể hiện qua các sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công đặc sắc.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Bàn về hình tượng Rồng trong mỹ học phương Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO