Văn hóa – Di sản

Vinh danh 20 Nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ, công bố Bảo vật quốc gia và “Nghề làm bánh chưng, bánh giầy”

Hương Giang 24/11/2023 17:26

Tỉnh Phú Thọ công bố Bảo vật quốc gia “Bộ sưu tập Nha Chương”, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm bánh chưng, bánh giầy” và vinh danh nghệ nhân Hát Xoan Phú Thọ lần thứ IV.

image00520231124112654.jpg
Vinh danh 20 Nghệ nhân hát Xoan tỉnh Phú Thọ (ảnh: Báo điện tử Xây Dựng).

Ngày 23/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức Lễ công bố các quyết định công nhận Bảo vật quốc gia “Bộ sưu tập Nha Chương”, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm bánh chưng, bánh giầy” và vinh danh nghệ nhân Hát Xoan Phú Thọ lần thứ IV năm 2023.

“Bộ sưu tập Nha Chương” bao gồm bốn chiếc mang giá trị lịch sử văn hóa và ý nghĩa đại diện cho một giai đoạn lịch sử, có giá trị biểu tượng trong xã hội của nhà nước sơ khai. Theo các nhà nghiên cứu, “Bộ sưu tập Nha Chương” như một biểu tượng quyền lực của nhà vua và quyền uy tù trưởng, chỉ xuất hiện và tồn tại trong văn hóa Phùng Nguyên, đồng thời là nguồn sử liệu vô cùng giá trị, đại diện cho một thời kỳ bình minh lịch sử của dân tộc Việt Nam - Thời đại các Vua Hùng dựng nước.

“Bộ sưu tập Nha Chương” đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020. Hiện nay, Bộ sưu tập Nha Chương đang được trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương trong không gian trưng bày về văn hóa Phùng Nguyên nhằm giới thiệu tới khách tham quan những giá trị riêng có, độc đáo về nghệ thuật chế tác đá.

Ngày 8/5/2023 Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL đưa nghề làm bánh chưng, bánh giầy vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia để bảo tồn và phát huy phong tục cổ truyền làm bánh chưng, bánh giầy ở tỉnh Phú Thọ. Nghề làm bánh chưng, bánh giầy phổ biến khắp nơi trong cả nước nhưng ở tỉnh Phú Thọ bánh chưng, bánh giầy lại mang màu sắc và những đặc trưng văn hóa riêng gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng các nhân vật thời Hùng Vương của cư dân nông nghiệp lúa nước, hòa quyện với phong tục, tập quán, lễ hội và các câu chuyện truyền thuyết dân gian được truyền từ đời này sang đời khác.

Bánh chưng, bánh giầy còn mang ý nghĩa tâm linh, giá trị giáo dục thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên và sự tri ân với thần linh, đất trời. Hiện nay, ở tỉnh Phú Thọ có một số làng nghề gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy truyền thống lâu đời như bánh chưng làng Trò (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê), làng Hùng Lô (xã Hùng Lô, TP Việt Trì), bánh giầy có làng Trúc Phê (huyện Tam Nông), làng Mộ Chu Hạ (phường Bạch Hạc, TP. Việt Trì).

2(1).jpg
Trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia “Bộ sưu tập Nha Chương” (ảnh: Báo điện tử Xây Dựng).

Tại Lễ công bố Bảo vật quốc gia và Di sản văn hóa phi vật thể, UBND tỉnh Phú Thọ còn vinh danh 20 Nghệ nhân Hát Xoan cho các cá nhân có đủ phẩm chất đạo đức, tài năng nghề nghiệp xuất sắc, cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Hát Xoan Phú Thọ”.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Thọ Nguyễn Đắc Thủy cho biết, Lễ công bố các quyết định về di sản văn hóa tại tỉnh Phú Thọ là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, là sự ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của tỉnh Phú Thọ trong công tác bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương Đất Tổ. Đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh quê hương Phú Thọ đối với nhân dân và du khách trong nước, quốc tế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Vinh danh 20 Nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ, công bố Bảo vật quốc gia và “Nghề làm bánh chưng, bánh giầy”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO