Du lịch bốn phương

Vẻ đẹp hoang sơ bốn mùa của rừng Rú Chá, thiên đường giữa chốn trần gian ở xứ Huế

Hà Oai 28/11/2023 20:10

Với vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh… và đủ sắc thái qua bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, Rú Chá - Khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn lại trên phá Tam Giang hấp dẫn du khách đến và đang được tỉnh Thừa Thiên – Huế định hướng phát triển du lịch.

Rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm trên phá Tam Giang

Cách trung tâm TP Huế khoảng 15km về phía Đông, rừng Rú Chá nằm ở hạ nguồn sông Hương có diện tích khoảng 5ha thuộc thôn Thuận Hòa (xã Hương Phong, TP Huế) là khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm duy nhất còn tồn tại trong đầm phá Tam Giang – hệ đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai như “lá phổi” xanh án ngữ che chắn cho đất liền trước cửa biển Thuận An. Hiện nay, rừng Rú Chá được bảo vệ, phát triển với nhiều định hướng thúc đẩy kinh tế xã hội, du lịch của địa phương và các mục đích to lớn khác...

dung-tren-vong-lau-rung-ru-cha-nhin-ve-phia-trung-tam-tp-hue.jpg
Đứng trên vọng lâu rừng Rú Chá nhìn về phía trung tâm TP Huế.

Sau những ngày mưa kéo dài và ngập lụt ở Thừa Thiên – Huế vừa qua cùng với thời tiết thay đổi, rừng ngập mặn Rú Chá đã chuyển sang một màu xanh do cây đã thay lá và ít người qua lại, chỉ có người dân sinh sống quanh khu vực hoặc những người tìm kiếm sinh kế đi lại bằng ghe đò… Ngoài ra, không chỉ có cây Chá mà khu rừng này còn có cây dừa nước, bần chua, cây đước… Rú Chá do người dân địa phương gọi từ đời này sang đời khác vì trên vùng đất ngập nước này cây Chá mọc dày đặc mang một vẻ đẹp mộc mạc hoang sơ, sự bí ẩn và theo tiếng người dân nơi đây thì “Rú” là rừng núi nên có tên rừng Rú Chá.

Xung quanh rừng Rú Chá là vùng đầm phá rộng lớn và trú ngụ, sinh sôi của nhiều loài thủy đặc sản nước lợ, ngọt như tôm đất, tôm rảo, cua, bống thệ, dìa, mú, nâu… và là nơi trú ngụ và tìm kiếm thức ăn của các loài chim… với nguồn thủy sản dồi dào là cơ hội, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Theo người dân xã Hương Phong (TP Huế), Rú Chá là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân địa phương nói riêng và vùng sông nước lân cận nói chung nên nuôi trồng thủy sản rất thuận lợi, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và vươn lên khá giả nhờ nuôi chuyên tôm và xen ghép.

Rú Chá vẫn còn mang trong mình nguyên vẹn vẻ hoang sơ, yên tĩnh, tự nhiên nên rất thu hút du khách bởi ngoài việc đi bộ trên những con đường nhỏ, du khách có thể ngồi thuyền để len lỏi hết những ngóc ngách độc đáo của khu rừng hay leo lên vọng lâu quan sát để ngắm nhìn toàn cảnh rộng lớn vùng đầm phá. Ngoài ra, du khách có cơ hội thưởng thức các món thủy sản tươi ngon, trải nghiệm đời sống ngư dân đầm phá qua việc đánh bắt thủy sản như đổ nò, câu cá, bủa lưới...

cac-hang-duoi-goc-cay-cha-la-noi-tru-ngu-cua-cac-loai-cua.jpg
Các hang dưới gốc cây Chá là nơi trú ngụ của các loài Cua.
nhung-goc-cay-cha-co-thu-van-dang-duoc-gin-giu-xanh-tuoi-tot-sau-mua-lut.jpg
Những gốc cây Chá cổ thụ vẫn đang được gìn giữ, xanh tươi tốt sau mưa lụt.
con-duong-be-tong-va-hai-ben-duong-la-cay-cha-tao-nen-khung-canh-dep-thu-hut-khach-den-chup-anh.jpg
Con đường bê tông và hai bên đường là cây Chá tạo nên khung cảnh đẹp, thu hút khách đến chụp ảnh.
mot-ho-dan-sinh-song-gan-bo-voi-khu-rung-ru-cha.jpg
Một hộ dân sinh sống, gắn bó với khu rừng Rú Chá.

Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung (TP HCM) đã có tác phẩm “Đánh cá ở rừng ngập mặn” chụp vào mùa đông tại rừng Rú Chá (Thừa Thiên - Huế) đã giành giải cao nhất của hạng mục “Con người” trong cuộc thi ảnh quốc tế Drone Photo Awards 2021 khiến cho nhiều du khách gần xa biết đến, muốn tìm hiểu nhiều hơn về rừng ngập mặn Rú Chá. “Rất nhiều khách đến tham quan, nhiều đôi trai gái đến để chụp ảnh cưới, chụp hình lưu niệm vào các ngày cuối tuần trên đường bê tông dưới tán cây Chá cũng như các nhiếp ảnh gia, đạo diễn phim ảnh... Bên cạnh đó, có nhiều đoàn đến đây tụ tập vui chơi giải trí hoặc ăn uống thưởng thức thủy hải sản vùng đầm phá… - Một người dân trú xã Hương Phong (TP Huế) kể cho biết.

.jpg
Tác phẩm “Đánh cá ở rừng ngập mặn” chụp tại rừng Rú Chá (ảnh: Phạm Huy Trung).

Rú Chá, thiên đường giữa chốn trần gian ở Cố đô Huế

Tại Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hóa dân gian vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trong phát triển du lịch” ngày 12/10, tác giả Hoàng Thị Như Huy đã miêu tả vẻ đẹp của rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá (xã Hương Phong, TP Huế) với tiêu đề “Rú Chá - Thiên đường giữa chốn trần gian” trong kỷ yếu hội thảo là rừng Rú Chá với vẻ đẹp đủ sắc thái qua bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, địa điểm hót với những ai yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã trữ tình, thi vị và người dân Thừa Thiên - Huế có làn sóng kéo nhau về rừng Rú Chá chụp ảnh và qua Facebook một số bạn bè đã nhìn thấy những cánh rừng đẹp đến mê hồn. “Ngày Xuân, Rú Chá với những đám rừng gần như trụi lá, bổng nẩy lộc xanh non, mượt mà sắc ngọc đầy sức sống, thu hút các bầy chim di trú bay về ríu rít khúc hát tự tình. Chúng yêu nhau, sinh con đẻ cháu để ngày mỗi nhân rộng số lượng chim với đủ giống, tạo cho nơi đây có lúc giữa mây, nước, cây rừng, nắng và gió… đã réo rắc những khúc tình ca khiến du khách càng thấy lòng thêm xao xuyến.

Ngày Hạ, cây Chá lá đã xanh hơn, đặc biệt rừng Dừa nước và Đước có sắc lá xanh rì một màu xanh hy vọng, nắng dẫu có gay gắt nhưng dưới tán lá rừng xanh đang đan nhau thành những mái vòm, tạo nên một không gian râm mát cho những đôi tình nhân tay trong tay, mơ màng đưa nhau đến chân trời mơ ước của một ngày mai hạnh phúc lứa đôi. Ngày Thu, do cây Cá có đặc điểm ra hoa vào mùa thu, màu hoa màu vàng rực chiếm gần trọn khu rừng khiến ta đi mà ngỡ đang lạc vào chốn bồng lai, thi thoảng có những đợt gió từ cửa biển thổi vào làm rụng động những đám lá vàng bay bay trên những lối đi… thu hút hàng trăm ngàn lượt khách về chiêm ngưỡng.

Mùa Đông, ngàn cây Chá trơ trụi, lại cho ta nét chấm phá mờ ảo của bức tranh thủy mặc, ta đi trong mưa rơi, ta đi trong mây khói, ta đi trong giá lạnh… để cảm thú cái thương đau của kẻ độc hành.

Từ góc độ người làm du lịch, tác giả Hoàng Thị Như Huy cảm nhận chính nơi đây nếu biết tổ chức các tour du lịch sinh thái đúng đắn sẽ là phương tiện hỗ trợ cho Rú Chá có điều kiện phát triển thêm và giúp cộng đồng dân địa phương có thêm kế sinh nhai để tăng thu nhập.

cac-cay-cha-van-dang-duoc-trong-mo-rong-them-.jpg
Các cây Chá vẫn đang được trồng mở rộng thêm.
rung-ngap-man-ru-cha-nhin-tu-vong-lau-quan-sat.jpg
Rừng ngập mặn Rú Chá nhìn từ vọng lâu quan sát.
rung-ru-cha-nhin-ra-cua-bien-thuan-an-tp-hue-.jpg
Rừng Rú Chá nhìn ra cửa biển Thuận An (TP Huế).
phia-xa-la-cay-khu-vuc-trong-cay-dua-nuoc.jpg
Phía xa là cây khu vực trồng cây Dừa Nước.

Đầu năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 28/3/2023 về Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu đề án là tập trung phát triển hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trở thành “Công viên đầm phá Quốc gia’’ có vùng đất ngập nước, khu dự trữ môi trường sinh quyển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Vẻ đẹp hoang sơ bốn mùa của rừng Rú Chá, thiên đường giữa chốn trần gian ở xứ Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO