Hà Nội xưa - nay

Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo

Nhật Anh 17:02 29/04/2024

Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.

anh-5-net-hoai-co-cua-hoi-quan-xua-phu-hop-de-cac-nghe-si-thoa-suc-sap-dat-cac-tac-pham-nghe-thuat.jpg

Từ Hội quán Quảng Đông năm 1803…

Thăng trầm thời gian chở theo bao biến động lịch sử đã in dấu lên ngôi nhà số 22 Hàng Buồm ấy để những người hay hoài niệm nhớ thương và cảm nhận: “…Số nhà 22 phố Hàng Buồm như một khúc xoáy, cuốn vào trong đó tất cả những thăng trầm của lịch sử con phố này. Ở đó có tất cả chuyện đời, chuyện phố, có chuyện của hôm nay, của mưa Âu gió Á, của dân Kẻ Chợ, của những Hoa Kiều và của người Hà Nội hôm nay”.

anh-1-hoi-quan-quang-dong-o-thang-long-xua-anh-tu-lieu-..jpg
Hội quán Quảng Đông ở Thăng Long xưa (ảnh tư liệu).
anh-3-kien-truc-cua-hoi-quan-noi-bat-nho-cac-phu-dieu-khac-noi..jpg
Kiến trúc của Hội quán nổi bật nhờ các phù điêu khắc nổi.
anh-2b.jpg
Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm

Khởi đầu của chốn này là Hội quán Quảng Đông, được hình thành bởi cộng đồng người Quảng Đông (Trung Quốc) trong quá trình định cư, giao thương buôn bán tại các con phố Hàng Ngang, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Lãn Ông (phường Hà Khẩu ngày xưa)... Đây từng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người gốc Hoa và cũng là điểm giao dịch, thỏa thuận buôn bán… Văn bia “Việt Đông hội quán bi ký” cho biết, Hội quán được các gia đình người Hoa góp tiền xây dựng vào năm Gia Long thứ 2 (1803), nhưng việc xây dựng đã được cộng đồng bàn bạc và nhất trí từ năm 1779. Người ta đã gom góp không dưới 7.000 quan tiền xanh để dựng nên hình hài của chốn sinh hoạt văn hóa tâm linh này.

anh-4-trung-tam-van-hoa-nghe-thuat-22-hang-buom-da-thuc-su-tro-thanh-mot-khong-gian-sang-tao-duong-dai-mang-dam-gia-tri-nghe-thuat..jpg
Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm đã thực sự trở thành một không gian sáng tạo đương đại mang đậm giá trị nghệ thuật.

Hồi đầu thế kỷ XIX, Hội quán có diện tích 408m2; năm Minh Mệnh thứ nhất (1820) và Thiệu Trị thứ 4 (1844), Hội quán được trùng tu và diện mạo hiện nay cơ bản mang dấu ấn của lần trùng tu niên hiệu Thành Thái. Trong “Hồ sơ di tích” mà Ban Quản lý Di tích Phố cổ và hồ Hoàn Kiếm thực hiện năm 2006, tổng diện tích khuôn viên hội quán là 1.670m2. Hội quán còn giữ được cơ bản kiến trúc đặc trưng với mặt bằng hình chữ “Quốc” gồm: Nhà tiền đường, phương đình, trung đường, sân thiên tỉnh, hậu cung cùng lối dạo hai bên hành lang tả - hữu và các bức phù điêu gốm Hoa Mai đắp nổi... Ngoài không gian xây dựng phục vụ cho những sinh hoạt cộng đồng, Hội quán còn có hai gian thờ Quan Công và Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Sau năm 1979, trong khoảng gần 40 năm, Hội quán trở thành Trường Mẫu giáo Tuổi thơ, lúc cao điểm nhất có 18 lớp học với 500 trẻ mầm non. Để phù hợp với không gian trường học, các cô giáo đã sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trang trí tại các lớp, sử dụng rèm che lại ban thờ, tận dụng không gian nhưng không làm biến đổi về mặt kiến trúc của Hội quán. Nhiều người lớn tuổi từng sống trên phố Hàng Buồm và phố Hàng Giầy bây giờ vẫn còn in đậm trong ký ức về ngôi nhà số 22 bởi họ đã một thời trong vai phụ huynh đưa đón con ở nơi này...

Trải qua thăng trầm thời gian, kiến trúc cổ được tôn tạo từ cuối năm 2018 và hoàn thiện vào cuối năm 2021 để trở thành một trung tâm triển lãm nghệ thuật với tên chính thức: Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm. Trầm tư giữa không gian rộng lớn với cách bài trí ấn tượng ở đây, ai nấy đều cảm nhận rõ nét vẻ phiêu du cùng tháng năm của chốn ký ức này khi nó vừa mang nét cổ điển, vừa phảng phất hơi thở hiện đại. Bởi không gian cổ kính ấy hiện giờ đã là một điểm văn hóa du lịch mới của Thủ đô, là địa chỉ của các triển lãm nghệ thuật ấn tượng, các hoạt động cộng đồng, thu hút người đến tham quan, nghe những câu chuyện phố, chuyện đời, chuyện của dân Kẻ Chợ xưa, những người Hoa Kiều dạo nào và những người Hà Nội ngày nay…

… Đến không gian sáng tạo hôm nay

Chẳng phải vì lời giới thiệu hoa mỹ, mà những gì hiện diện trong các không gian trưng bày nơi này đã như lời mời gọi người Hà Nội tìm về ký ức Hà thành một thời. Ở giữa con phố thương mại sầm uất bán buôn, rôm rả khách du lịch, Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ kính, kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa Pháp - Việt - Hoa. Bốn dãy nhà có kết cấu hợp thành chữ “Khẩu”, kết hợp với sân thiên tỉnh (giếng trời) ở giữa các khoảng không gian để lưu thông không khí và ánh sáng. Không gian được bố trí thành nhiều tầng, lớp với các gian khác nhau. Lại thêm những bức phù điêu khắc nổi, tỉ mỉ cầu kỳ ở từng chi tiết, chứng tỏ thăng trầm thời gian đã băng qua đây, nhưng không làm phai phôi những dấu ấn gắn với đất và người nơi này.
Giới làm nghệ thuật thực lòng ưu ái không gian hoài cổ trên phố Hàng Buồm này, nên đã mang “Phiêu diêu”, “Ký họa Phố cổ 2021”, “Hà Nội là…”, “Ký ức 22 Hàng Buồm”… đến đây, để thỏa sức vẫy vùng trong các ý tưởng trưng bày mang hơi thở Hà Nội phố. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội - một sự kiện lớn ở Thủ đô, cũng đã chọn nơi này làm điểm dừng chân của chuỗi trưng bày nghệ thuật đương đại độc đáo khai thác chất liệu từ di sản và lịch sử. Chỉ cần bước qua cánh cổng nhuốm màu thời gian sẽ được đến với một không gian hoàn toàn khác với vẻ cổ kính vốn có của Hội quán. Bởi toàn bộ khu vực trong nhà đều được sử dụng làm không gian trưng bày, triển lãm và tổ chức sự kiện. Không gian trưng bày chính “chiếm lĩnh” khu vực phương đình, trung đình. Những cuộc sắp đặt, hình ảnh, tạo hình được bố trí men theo các bức tường và hai hàng cột của khu vực trung đình. Phía cuối tòa trung đình là một sân khấu dành cho hoạt động biểu diễn/ diễn xướng nghệ thuật và tọa đàm. Còn khu vực thiên tĩnh được dành cho các trưng bày ngoài trời.
Lạ lắm, khi thưởng thức nghệ thuật đương đại theo cách mới mẻ. Lạ lắm, khi các trưng bày được sáng tạo trên các chất liệu dân gian như lụa, hương, chiếu cói, giấy… khiến người ta được sống lại không gian của Hà Nội một thời. Ai đó nói thật đúng: “Nơi đây quả là chốn lý tưởng cho những người nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo, thỏa mãn đam mê, nơi những nguồn cảm hứng từ tâm trí có cơ hội được “sống thật” trên giá trưng bày. Các nghệ sĩ đã nhặt nhạnh, đã chắp nối những mảnh vụn của lịch sử để nó lấp lánh một vẻ đẹp tưởng như tình cờ mà đầy ngụ ý, dung dị mà sâu lắng”. Đúng thôi, bởi bản thân câu chuyện về Hà Nội đã đẹp vì rêu phong thời gian và hào hoa con người, lại thêm những tấm lòng người đương thời luôn đặt Hà Nội nơi trái tim mình, nên đồng điệu luôn tìm thấy nhau để rung động và tỏa sáng.

Có thể nói, trải qua một hành trình nhiều thăng trầm, Hội quán Quảng Đông đã thực sự trở thành một không gian sáng tạo đương đại mang đậm giá trị nghệ thuật. Cộng đồng những người làm nghệ thuật đã trở thành cầu nối để nhiều người hiểu hơn về giá trị văn hóa - lịch sử của di sản, còn di sản cũng là “điểm tựa” để các nhóm nghệ thuật thể nghiệm, nghệ thuật đương đại có cơ hội tiếp cận công chúng.

Mỗi con người, cộng đồng đi qua nơi đây đã làm dày thêm ký ức cho ngôi nhà 22 Hàng Buồm, cũng là ký ức một thời của Phố cổ Hà Nội. Dù không phải là tất cả, song nó cũng là một góc biểu trưng và rất điển hình cho sự đổi thay, thích ứng với thời đại của di sản Hà thành./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ
    Chiều 12/7, Sở NNNT thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNN), UBND quận Tây Hồ và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tọa đàm, thảo luận về việc bảo tồn và phát triển hoa Sen Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • Một con phố vẫn thơm mùi thuốc Bắc
    Phố nghề Lãn Ông kéo dài khoảng 180m, nằm trên khu vực từng là đất thôn Hậu Đông, tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội và đặt tên cho con phố này là “rue de Fou-Kien” (nghĩa là phố Phúc Kiến) do có nhiều người Hoa Kiều từ tỉnh Phúc Kiến di cư về đây sinh sống. Vào năm 1949, con phố này được đổi tên thành Lãn Ông - lấy theo biệt hiệu của vị danh y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO