Hà Nội xưa - nay

Chợ Tết cổ truyền làng Mọc xưa và nay

ThS. Hoàng Mai Hương 20:40 04/02/2024

Làng Mọc (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) là một trong những vùng còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống cho đến nay. Một trong số đó là phiên chợ Tết ngày 27 tháng Chạp vẫn diễn ra đều đặn hằng năm và rất sầm uất suốt hơn 6 thế kỷ qua.

Theo truyền thuyết, từ thời Đoàn Thượng tướng quân (1181-1228, sau này là Thành hoàng làng Phùng Khoang), ngài là người đã cho mở chợ vào ngày 27 tháng Chạp hằng năm, tạo điều kiện để bà con bán hết nông sản lấy tiền ăn Tết. Bởi ngài quan sát thấy sau ngày 23 tháng Chạp, các chợ trong thành đã đóng cửa nên hàng hóa của bà con quanh vùng không bán hết, trong khi đó lại còn có những người chưa sắm đủ lễ Tết. Phiên chợ chủ yếu bán bánh kẹo của làng Lủ, gạo tám, ớt, ổi làng Định Công, rau củ của làng Láng, cá làng Sét…

2afgngnbth.jpg
Chợ Tết làng Mọc. Ảnh: Trần Văn

Chợ cứ thế tiếp diễn đến ngày 27 tháng Chạp năm 1788 thì mang một ý nghĩa mới. Năm đó, vua Quang Trung dẫn quân ra Bắc, trong thời gian này, nghĩa quân được người dân Kẻ Mọc chăm sóc, bảo vệ và động viên. Giai thoại kể rằng, một người thợ mộc đã hiến kế cho nghĩa quân bện bùi nhùi bằng rơm để đốt trại Khương Thượng. Lính Thanh bị quân của vua Quang Trung bắt ngay tại phiên chợ. Từ đó, phiên chợ còn mang thêm ý nghĩa mới là kỷ niệm cái Tết đặc biệt đại phá quân Thanh mà người dân làng Mọc đã đóng góp một phần nhỏ bé vào đó.

to-he.jpg

Mẹ tôi kể, ngày xưa bà nội và mẹ cũng đi bộ từ làng Lủ (Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai) sang làng Mọc (Quan Nhân, Thanh Xuân) để sắm Tết vì chợ làng này to lắm, đủ các thứ hàng. Xưa chỉ là tự cung tự cấp, bà con các làng đến chợ Mọc để trao đổi hàng hóa. Bên làng Lủ (Kim Lũ), Lủ Cầu (Kim Giang), Kim Văn, Định Công… các làng ven sông Tô gồng gánh chè lam, kẹo bột, bánh cốm, ớt, lợn gà… sang rồi lại kĩu kịt sắm về nào chuối, bưởi, cam, quýt, rượu…

Ngày nay, các nẻo đường đến trước đình Quan Nhân, quanh hồ sen trước cửa chùa, tràn sang cả ngách phố Nhân Hòa, đình Cự Chính hàng hóa bày bán đủ loại. Nào chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự… xanh ngắt, đầy đặn mang thế hai bàn tay khum khum dâng kính. Nào cam, quýt, bưởi, bòng, lêkima, thanh long, roi… được bày trước cửa đình, cao chất ngất, hoa mắt vì màu vàng sắc đỏ.

Đằng kia là quả bòng to như vại muối dưa vàng đang độ lên hương thơm nức, thu hút đám thanh niên xúm xít trầm trồ. Ven hồ sen là những gánh mùi già, tỏa hương dìu dịu nhẹ nhàng bên dãy hoa cây cảnh: cúc vạn thọ mượt như gấm, cúc chi xinh xắn như những chiếc cúc áo, cây trạng nguyên xòe lá đỏ rực rỡ xênh xang, hoa mẫu đơn đơm đầy như mâm xôi, hoa bỏng li ti nhũn nhặn… Một góc khác là hàng quà truyền thống của các làng lân cận với bánh dày, bánh rán mật, bánh cốm, bánh đúc, bánh cuốn, chè lam, chè bà cốt… Thu hút đông đảo đám trẻ con là những nghệ nhân nặn tò he đang say sưa nặn những con giống bột hết sức sống động.
Các bà, các mẹ tha hồ ngắm nghía, lựa chọn hàng hóa. Có người đi chợ tới hai ba lần, nhiều nhà dắt díu cả con cháu. Có cả cụ già chống nạng, ngồi xe đẩy cũng cất công đi dạo một vòng.

Nhiều người diện áo dài khăn đóng truyền thống để chơi chợ, sau đó tiện thể rẽ vào đình chùa làng (lúc này đã được trang trí rực rỡ đủ các loại hoa cây cảnh) chụp ảnh, lưu lại giây phút thư giãn hiếm hoi, đáng quý của ngày chợ phiên giáp Tết nơi quê hương bản quán của mình.

Chợ Tết quê ở đây, hoa quả thuần một thứ dân dã, an toàn, giá cả phải chăng, vắng bóng hẳn những thứ ngoại lai, cầu kỳ, đắt đỏ. Kẻ mua người bán thân thiện, thuận mua vừa bán, chỉ cần một cái gật đầu, chậc lưỡi là xong, chứ không có cảnh chặt chém, thách giá lên trời.

Gần nhà Mộc Dục (nơi tắm gội cho Đức Thánh Ông) vọng lại véo von đàn sáo và giọng điệu xẩm chợ, xẩm tàu điện của đội văn nghệ cây nhà lá vườn tạo nên một không gian vừa an bình vừa gần gũi của một vùng nội đô những năm đầu thế kỉ 21./.

Bài liên quan
  • Nguyễn Đăng Huân - vị quan thanh liêm kiệm ước
    Nguyễn Đăng Huân, tên tự là Hy Khiêm, sinh năm Ất Sửu (1805), người xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây; nay là thôn Hương Ngải, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ông đỗ cử nhân khoa Mậu Tý (1828) tại trường thi Bắc Thành. Kỳ thi này, lấy đỗ 20 người, thì Nguyễn Đăng Huân đỗ thứ hai.
(0) Bình luận
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt
    Ngày 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025
    Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 đã long trọng khai mạc sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
  • Đầu tháng 4 sẽ diễn ra lễ hội Then Kin Pang 2025
    Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội còn góp phần kích cầu du lịch, thu hút du khách đến với Lai Châu.
Đừng bỏ lỡ
Chợ Tết cổ truyền làng Mọc xưa và nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO