Hà Nội xưa - nay

Trưng bày đầu máy xe lửa hơi nước thời chống Mỹ

Văn Thiện 14:33 12/11/2023

Từ ngày 17 – 26/11, những chiếc đầu máy xe lửa hơi nước sẽ được trưng bày tại Vườn Nhãn, Long Biên, Hà Nội để công chúng chiêm ngưỡng và gợi nhớ lại một phần ký ức xưa.

cc08dabd-33ae-4fdf-b4ac-f2730e2d-1699516373431.jpg
Đầu máy hơi nước Tự lực số hiệu 141-179. Ảnh: Bảo tàng Hà Nội

Đến với triển lãm “Đầu máy xe lửa hơi nước”, người dân và du khách sẽ được nhìn ngắm lại một trong những biểu tượng của ngành Đường sắt - nhân chứng đã tham gia vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Những chiếc đầu máy xe lửa hơi nước cũng là niềm tự hào của ngành Đường sắt một thời gian khó.

Năm 1965, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước số hiệu 141-179 là một trong 3 đầu xe lửa hơi nước thuộc dòng Mikado được các kỹ sư Xí nghiệp đầu máy xe lửa Gia Lâm nghiên cứu thiết kế và sản xuất, có sự hỗ trợ của các kỹ sư đầu máy xe lửa Trung Quốc.

Sau đó có khoảng 50 chiếc đầu máy chủng loại này mang tên Tự lực được sản xuất để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa ở miền Bắc. Những năm chiến tranh chống Mỹ, những chiếc xe lửa "ra sức thi đua" vận chuyển hàng hóa, vũ khí, lương thực chi viện cho chiến trường miền Nam.

Đầu máy xe lửa mang số hiệu 141 - 179 đang được Nhà máy xe lửa Gia Lâm lưu giữ, đã có thời gian được đặt làm tượng đài đầu máy tại Quảng trường ga Vinh và dự kiến được đưa về Bảo tàng Hà Nội cuối năm nay. Hiện nay, loại đầu máy này ở nước ta chỉ còn khoảng 2-3 chiếc.

Đầu máy được thiết kế chạy trên đường ray 1m, dài khoảng 19 m (bao gồm cả xe than) hoặc dài 11,5m (không bao gồm xe than); rộng 2,75m, cao 3,8m, nặng khoảng 100 tấn (có than và có nước).

Những chiếc đầu máy mang tên Tự lực nói chung và chiếc đầu máy 141 - 179 nói riêng không chỉ là dấu mốc cho thành quả nghiên cứu mà nó còn là chứng nhân cho ý chí tự lực, tự cường, sự nỗ lực vượt khó của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành đường sắt Việt Nam nói riêng và cả nước trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước nói chung

Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 diễn ra từ ngày 17 - 26.11, những chiếc đầu máy xe lửa hơi nước sẽ được trưng bày tại Vườn Nhãn, Long Biên, Hà Nội để công chúng chiêm ngưỡng và gợi nhớ lại một phần ký ức xưa./.

Bài liên quan
  • “Giải mã” áo dài Hà Nội
    Các chuyên gia cho rằng, ngoài giá trị về mặt văn hóa thì áo dài có thể sử dụng để kết nối và thúc đẩy du lịch. Trong đó, Hà Nội có nhiều yếu tố để triển khai hoạt động này.
(0) Bình luận
  • Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ
    Chiều 12/7, Sở NNNT thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNN), UBND quận Tây Hồ và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tọa đàm, thảo luận về việc bảo tồn và phát triển hoa Sen Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • Một con phố vẫn thơm mùi thuốc Bắc
    Phố nghề Lãn Ông kéo dài khoảng 180m, nằm trên khu vực từng là đất thôn Hậu Đông, tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội và đặt tên cho con phố này là “rue de Fou-Kien” (nghĩa là phố Phúc Kiến) do có nhiều người Hoa Kiều từ tỉnh Phúc Kiến di cư về đây sinh sống. Vào năm 1949, con phố này được đổi tên thành Lãn Ông - lấy theo biệt hiệu của vị danh y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày đầu máy xe lửa hơi nước thời chống Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO