Hà Nội xưa - nay

Mang tới những hồi ức đẹp về Hồ Gươm và Hà Nội xưa

Thụy Phương 06/10/2023 20:35

Chiều 6/10, tại Trung tâm văn hóa Hồ Gươm, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I – Cục văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc triển lãm tư liệu lưu trữ với chủ đề “Hồ Gươm, Giao lộ Đông Tây”.

Hồ Gươm – dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa, là thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô. Với vị trí đắc địa, hồ Gươm đã được người Pháp lựa chọn để trở thành trung tâm trong công cuộc chỉnh trang Thành phố Hà Nội ngay khi họ đặt chân đến mảnh đất này. Dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp, hồ Gươm như một giao lộ - điểm nối hai nét kiến trúc và văn hóa Đông – Tây, là sự chuyển biến hợp lý giữa khu phố Ta ở phía Bắc và khu phố Tây ở phía Nam.

z4759803638737_fc7887421dac79d8f044d5c1fa978641.jpg
Bà Trần Thị Thúy Lan - Phó Trưởng ban Quản lý quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc trưng bày.

Cùng với những nếp quen cũ, những tập quán sinh hoạt truyền thống của người Hà Nội, diện mạo mới của một đô thị phương Tây đã khiến cho lối sống của người dân có nhiều điều mới mẻ. Sự cộng hưởng đó đã tạo nên một dấu ấn rất riêng cho hồ Gươm và Phố cổ ngày nay.

Qua từng năm tháng, Hà Nội đã có biết bao đổi thay. Trong đó, hồ Gươm đã nhanh chóng trở thành một trung tâm hành chính, tín ngưỡng, thương nghiệp, dịch vụ và văn hóa giải trí, “một vòng trang sức của Hà Nội”.

z4759798494245_6439d99fc7593db8efa6ea2f5cfa73a0.jpg
z4759802213806_bafa91d075d072b6ef9f520e7b3d8a65.jpg
Một số tư liệu, hình ảnh về hồ Gươm được giới thiệu tại trưng bày.

Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, hồ Gươm vẫn luôn đóng vai trò là trung tâm, nơi hỗ trợ cho các hoạt động truyền thống, nơi chứng kiến và tiếp nhận những thăng trầm lịch sử của thành phố và người dân nơi đây.

Với hơn 100 tài liệu, tư liệu, hình ảnh và bản vẽ được chia theo 3 chủ đề: Quá trình thay đổi diện mạo Hồ Gươm, Bảo tồn không gian văn hóa lịch sử Hồ Gươm, Hồ Gươm – Trung tâm dịch vụ và văn hóa giải trí, trưng bày giúp công chúng có cái nhìn toàn diện hơn về sự tiếp biến cảnh quan, không gian lịch sử - văn hóa hồ Gươm trong những năm đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.

Công chúng được trở về với một hồ Gươm xưa cũ còn lưu dấu trong những bản vẽ tổng thể kiot bán hoa ven hồ Gươm; bản đồ tổng thể khu chợ phiên y tế năm 1954 (thể hiện rõ vị trí cầu Rồng nối từ bờ Hồ ta Tháp Rùa); bức ảnh toàn cảnh chùa Báo Ân; ảnh phố Tràng Tiền, Hàng Khay với những hiệu thuốc, hiệu sách, cửa hàng thời trang; rạp chiếu bóng trên phố Hàng Dầu; cuộc thi thuyền độc mộc và thuyền thúng với điểm xuất phát là đảo Ngọc; các công trình được thi công xây dựng quanh hồ Gươm…

Nhiều câu chuyện thú vị cũng được gợi nhắc qua những tư liệu, hình ảnh như: sự kiện cầu Thê Húc bị sập vào đêm 30 Tết Quý Tỵ (1953), chuyện dỡ bỏ trưng bày tượng Nữ thần tự do trên đỉnh Tháp Rùa hay những tờ đơn xin thuê kiot cửa hàng của người dân, thông cáo của thành phố về việc mở chợ Tết tháng Chạp năm Canh Dần (1951) tại khu chợ phiên Bờ Hồ, dọc theo đại lộ Beauchamps (phố Lê Thái Tổ)…

11111.jpg
Trưng bày mang tới cho công chúng những hồi ức đẹp về hồ Gươm và Hà Nội xưa.

Chia sẻ về việc tổ chức trưng bày, bà Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 cho hay, cách đây 2 năm triển lãm “Hồ Gươm, Giao lộ Đông Tây” đã được tổ chức, tuy nhiên do đại dịch Covid - 19 nên trưng bày mới chỉ được tổ chức online. “Việc tổ chức trực tiếp triển lãm tại không gian bên hồ Gươm là minh chứng cho sự kết nối phát huy giá trị di sản của các cơ quan quản lý, văn hóa với cơ quan lưu trữ. Chúng tôi hi vọng qua trưng bày những tài liệu, hình ảnh quý mà Trung tâm lưu giữ sẽ đến được với công chúng”, bà Mai Hương nhấn mạnh.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm bà Trần Thị Thúy Lan - Phó Trưởng ban Quản lý quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội hi vọng trưng bày này sẽ mang tới cho công chúng những hồi ức đẹp về Hồ Gươm và Hà Nội xưa, đồng thời bày tỏ mong muốn thời gian tới sẽ phối hợp cùng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I nghiên cứu triển khai nhiều những dự án, chương trình nhằm hỗ trợ trong công tác bảo tồn các giá trị di sản trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Triển lãm “Hồ Gươm, Giao lộ Đông – Tây” diễn ra đến hết ngày 31/10/2023 tại sảnh tầng 1 của Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm và không gian đi bộ đường Lê Thái Tổ (đoạn đối diện đền Vua Lê)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ
    Chiều 12/7, Sở NNNT thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNN), UBND quận Tây Hồ và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tọa đàm, thảo luận về việc bảo tồn và phát triển hoa Sen Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • Một con phố vẫn thơm mùi thuốc Bắc
    Phố nghề Lãn Ông kéo dài khoảng 180m, nằm trên khu vực từng là đất thôn Hậu Đông, tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội và đặt tên cho con phố này là “rue de Fou-Kien” (nghĩa là phố Phúc Kiến) do có nhiều người Hoa Kiều từ tỉnh Phúc Kiến di cư về đây sinh sống. Vào năm 1949, con phố này được đổi tên thành Lãn Ông - lấy theo biệt hiệu của vị danh y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mang tới những hồi ức đẹp về Hồ Gươm và Hà Nội xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO