Hà Nội xưa - nay

Đánh thức nghề thủ công khu phố cổ Hà Nội

Thụy Phương 09:12 30/06/2023

Tìm hiểu về làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội không thể không nhắc tới khu phố cổ Hà Nội - nơi xưa kia thợ thủ công tứ xứ kéo về mang theo những đặc sắc của nghề truyền thống quê hương mình tới nội đô. Trải qua thời gian, nghề truyền thống nơi đây đã mai một đáng kể. Trong bối cảnh TP. Hà Nội tập trung đầu tư trọng điểm vào 6 lĩnh vực để trở thành nền kinh tế mũi nhọn trong phát triển công nghiệp văn hóa thì việc đánh thức nghề thủ công mỹ nghệ trong khu phố cổ là hết sức cần thiết.

Nghề xưa nơi phố cổ

Hoàn Kiếm là phần thị của kinh thành Thăng Long xưa và là một trong bốn quận nội đô lịch sử của Thủ đô Hà Nội ngày nay. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, nơi đây là điểm hội tụ nhân tài bách nghệ khắp bốn phương mà dấu ấn ngành nghề còn lưu lại đậm nét trong tên các tuyến phố.

pho-hang-bac.jpg
Nghề kim hoàn xưa vẫn hiện diện và tạo nên nét đặc trưng của phố Hàng Bạc hôm nay.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ngoài những nghề có sẵn ở các làng mạc thôn xóm trước khi Thăng Long trở thành kinh đô của cả nước, thì việc dân tài tứ xứ kéo về Thăng Long đua trí, đua tài cũng đã tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội, đất Hà Nội. Chỉ riêng khu vực huyện Thọ Xương (nay thuộc quận Hoàn Kiếm) mà hạt nhân là khu phố cổ, sự xuất hiện của nghề thủ công truyền thống đã khiến nơi đây trở thành khu vực đông vui, sầm uất nhất kinh kỳ.

Trong cuốn sách “Miêu thuật vương quốc Đông Kinh”, tác giả S. Baron đã nhận xét: “Tất cả các thứ hàng bày bán ở đô thị đều bán riêng ở từng phố, mà mỗi phố lại dành cho một, hay nhiều làng, mà chỉ có những người làng ấy mới được phép mở cửa hàng tại đây”.

Ví như phố Tô Tịch là nơi sản xuất và bán sản phẩm của làng tiện gỗ Nhị Khê thuộc huyện Thường Tín. Phố Hàng Bông thường bán các loại bông, chăn bông, đệm do người các làng ở Thanh Oai làm ra. Phố Hàng Lược chuyên bán các loại lược gỗ, lược bí, lược sừng là sản phẩm của người làng Thụy Ứng, Thường Tín. Phố Hàng Bạc là nơi hành nghề, trao đổi buôn bán của dân chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), Châu Khê (Hưng Yên), Định Công (Thanh Trì, Hà Nội). Phố Hàng Đào là trung tâm của nghề dệt vải lụa mà phần lớn cư dân đến từ làng Đan Loan, huyện Bình Giang (Hải Dương)...

Xưa, nơi đây các cửa hàng cửa hiệu buôn bán sản xuất hàng thủ công san sát tạo thành những dãy phố chuyên doanh, những phường nghề đặc trưng. Mỗi tuyến phố đều mang dấu ấn của một nghề cổ truyền. Đây là nét đặc trưng của đô thị cổ Hà Nội.

Thách thức trong cơn lốc đô thị

Thời gian qua, nghề thủ công truyền thống trên cả nước đang đứng trước rất nhiều thách thức như: sự cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài có giá thành thấp, thiếu nguồn nhân lực kế thừa ở các làng nghề, vấn đề nguyên liệu, sản phẩm, giá thành cao, marketing và thị trường tiêu thụ hạn chế,... Phố nghề, nghề truyền thống trên phố cổ Hà Nội cũng không đứng ngoài những thách thức đó.

Theo ông Đoàn Quang Cường - Phó Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàn Kiếm, quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi không gian, cảnh quan, kiến trúc và thu hẹp hoạt động trên nhiều tuyến phố. Phố nghề thủ công mỹ nghệ và các cửa hàng kinh doanh thủ công mỹ nghệ trong khu phố cổ ngày càng có xu hướng thu hẹp.

Tại khu phố cổ Hà Nội hiện chỉ có một số tuyến phố còn giữ được nghề truyền thống, còn lại gần như đã mai một. Phố Bát Sứ trước đây còn gọi là phố Hàng Chén chuyên kinh doanh các sản phẩm làm từ đồ gốm, đồ sành sứ giờ không còn duy trì ngành nghề truyền thống mà chuyển sang kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Phố Hàng Bồ trước đây chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm làm từ cây tre, mía, vầu như bồ, sọt, thúng mủng… hiện nay có khoảng 35 hộ kinh doanh nghề kim, chỉ, khuy, các phụ kiện may mặc. Phố Hàng Vải trước kia chuyên bán các mặt hàng vải may mặc khổ nhỏ, để mộc hoặc được nhuộm màu; một số hộ kinh doanh sản xuất đồ dùng từ tre, nứa như cầu thang tre, cần câu, điếu cày… nay còn khoảng 8 hộ kinh doanh mặt hàng sản xuất từ tre, nứa, vầu. Phố Hàng Bút cũng không còn sản xuất kinh doanh các loại giấy, vở, bút, mực cho học sinh, họa sĩ như trước đây…

mot-goc-pho-hang-non-xua.jpg
Một góc phố Hàng Nón xưa. (Ảnh tư liệu)

Ngay cả phố Hàng Mã, mặc dù vẫn là nơi buôn bán các sản phẩm vàng mã, đèn Trung thu… nhưng hoạt động sản xuất của một thời nay không còn nhiều. Tương tự, phố Hàng Bạc, phố Lãn Ông, phố Hàng Gai số cửa hàng kinh doanh kim hoàn, cửa hàng làm nghề thuốc truyền thống và cửa hàng kinh doanh tơ lụa cũng đã giảm đi đáng kể.

Tại phường Hàng Gai hiện chỉ có một số ít người dân tiếp tục gìn giữ đặc trưng vừa làm sản phẩm vừa kinh doanh gắn với tên gọi của phố “Hàng”. Còn lại, đa số các hộ dân của phường, trong đó có cả người nơi khác đến thuê cửa hàng, dẫu kinh doanh mặt hàng thủ công truyền thống nhưng đa phần đều lấy nguồn hàng nơi khác để bán.

“Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, nhưng chủ yếu là do đất chật người đông, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng thay đổi, trước họ dùng mành đan tre, nứa giờ chuyển sang vải rèm, bạt nhựa; vật dụng bằng tôn sắt cũng thay thế bằng đồ nhựa; thêu tay chuyển sang thêu máy công nghiệp… Thêm nữa, kinh tế thị trường mở cửa cho những sản phẩm truyền thống đã được nhiều nơi khác kinh doanh có điều kiện thâm nhập vào phường Hàng Gai”, ông Nguyễn Mạnh Linh - Chủ tịch UBND phường Hàng Gai lý giải.

Cần sự kết nối và tiếp sức

Khu phố cổ Hà Nội là di tích lịch sử Quốc gia, vì vậy việc bảo tồn giá trị văn hóa là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Với quận Hoàn Kiếm, việc duy trì và phát triển các nghề truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội vừa là nhiệm vụ, vừa là cơ hội của người dân và cả các cơ quan hữu quan.

Nhiều năm qua quận Hoàn Kiếm đã xác định bảo tồn phát huy giá trị di sản, trong đó có nghề thủ công truyền thống là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, là lợi thế để quận phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Để bảo tồn các giá trị di sản nghề thủ công truyền thống - một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của quận Hoàn Kiếm, các giải pháp khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của phố nghề đã được quận Hoàn Kiếm tập trung triển khai, đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các giá trị của nghề thủ công truyền thống; Đa dạng hình thức tổ chức các tour du lịch kết nối trên cơ sở hạt nhân là các di tích lịch sử văn hóa, các phố nghề của quận với các tour, tuyến du lịch của Thành phố; Phát huy hiệu quả khai thác di tích gắn với việc giới thiệu và trưng bày kết hợp trình diễn sản xuất sản phẩm làng nghề, phố nghề; Khuyến khích sự tham gia và kết nối của các làng nghề - phố nghề, giữa các nghệ nhân và thợ thủ công, giữa các tổ chức, các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Hoàn Kiếm; Xây dựng những điểm giới thiệu, trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, quà tặng của các làng nghề - phố nghề Hà Nội nhằm quảng bá tinh hoa làng nghề và tăng tính trải nghiệm cho du khách…

Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đặt trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của nghề thủ công truyền thống nơi đây. Trong buổi tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội - Sáng tạo để phát triển” do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức mới đây, một số tham luận đã đưa ra những đề xuất cụ thể trong đó tập trung vào các giải pháp: cần có một kế hoạch tổng điều tra toàn diện các tuyến phố nghề truyền thống trên địa bàn quận từ đó xác định tuyến phố nào, ngành nghề truyền thống nào có thể tồn tại, phát huy và phát triển; cần quy hoạch chi tiết, cụ thể các ngành nghề truyền thống đặc sắc, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu, môi trường hoạt động du lịch; đầu tư cơ sở vật chất cho các phố nghề truyền thống để đảm bảo ổn định, tồn tại, phát triển.

Bên cạnh đó cũng rất cần có sự gắn kết giữa các phường trong quận, giữa các phố nghề truyền thống trong địa bàn để tạo thành chuỗi hoạt động thu hút khách du lịch; có những chính sách đầu tư để đào tạo phát triển nguồn nhân lực, khai thác tài nghệ của nghệ nhân, và đội ngũ thợ trẻ cần được chuyên môn hóa, cần kế thừa những kỹ thuật, kỹ xảo truyền thống từ các nghệ nhân truyền lại để giúp cho những giá trị văn hóa truyền thống của phố nghề có thể được bảo tồn.

Theo ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, để thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị, khôi phục hoạt động của các phố nghề, phố chuyên doanh trong khu phố cổ Hà Nội thì cần phải phát huy nội hàm giá trị của những sản phẩm truyền thống và thiết kế sáng tạo để đổi mới và phát triển.

“Nghề thủ công truyền thống đang cần sự kết nối và tiếp sức của các nhà thiết kế, các nhà đầu tư và đội ngũ doanh nhân để mỗi sản phẩm thủ công truyền thống mang trong mình thông điệp di sản có tính đại diện của từng địa phương và khu vực. Để các sản phẩm thủ công trở thành món quà lưu niệm được du khách ưa chuộng thì việc sáng tạo sản phẩm mới dựa trên giá trị cốt lõi truyền thống là rất quan trọng. Bởi thế giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm nguồn nguyên liệu thích ứng, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì, nhãn mác đảm bảo kỹ, mỹ thuật, bắt mắt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước và quốc tế cũng là một giải pháp căn cốt”, ông Phạm Tuấn Long nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
(0) Bình luận
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
  • Giới thiệu 150 bức ảnh quý về “Hà Nội ngày tiếp quản”
    150 bức ảnh quý về ngày đoàn quân tiến về Hà Nội, giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/1954) vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm ảnh “Hà Nội ngày tiếp quản” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
  • Chuyện kể ngày tiếp quản Thủ đô
    Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 10/10 là các cựu thanh niên xung phong (TNXP) công tác tiếp quản Thủ đô trong ngày giải phóng năm xưa lại gặp nhau. Dẫu số lượng người tham dự ngày càng ít đi vì người mất, người ốm đau, bệnh tật nhưng mỗi lần gặp lại, những kỉ niệm về ngày tiếp quản Thủ đô lại ùa về trong họ, như chưa từng có dấu vết của thời gian…
  • Bản hùng ca làng kháng chiến của Thủ đô
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Thủ đô Hà Nội đã có nhiều “làng kháng chiến” ra đời. Chính ở những ngôi làng ấy, quân và dân đã cùng nhau đánh trận, diệt địch, thu giữ nhiều vũ khí, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang, tạo thành bản hùng ca và thắp sáng truyền thống anh hùng cách mạng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tròn 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chúng tôi tìm về những làng kháng chiến thuộc địa bàn huyện Đông Anh, Mê Linh và Thanh Oai. Nhữ
  • Đề xuất khôi phục và phát triển "Bát cảnh Tây Hồ" được đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái
    Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội do báo Thể thao và Văn hóa và gia đình cố họa sĩ Bùi Xuân Phái thành lập từ năm 2008, nhằm trao cho các tác giả, tác phẩm, ý tưởng, việc làm có giá trị khoa học, nghệ thuật cao, thấm đượm tình yêu Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sông Hồng và con người giữ vai trò quyết định sự phát triển đô thị, tương lai của Hà Nội
    Đó là đánh giá của GS.TS – NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam). Trên thực tế, Luật Thủ đô 2024 cũng như 2 quy hoạch lớn của Thành phố Hà Nội đã xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sông Hồng, nguồn lực con người nói riêng đối với việc phát triển Hà Nội trong tương lai tới đích “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • [Podcast] Chính sách vượt trội đưa Hà Nội trở thành trung tâm của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao
    Một trong những chính sách mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) được nhiều chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao, đó là Luật Thủ đô đã có các chính sách mới, ưu tiên và đặc thù về phát triển giáo dục và đào tạo, từ đó đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Hà Nội sử dụng hơn 213 tỷ đồng hỗ trợ nông dân sản xuất cây vụ Đông, khắc phục hậu quả bão số 3
    Tại Kỳ họp thứ XVIII vừa qua, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đây là một chính sách lớn, thiết thực để khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3, sớm ổn định đời sống nhân dân.
  • Hà Nội phát động Tháng cao điểm "Vì người nghèo" 2024
    Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 16/10/2024 tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Năm Du lịch Quốc gia 2025: “Huế - kinh đô văn hóa sáng tạo” và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam
    Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
Đánh thức nghề thủ công khu phố cổ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO