Hà Nội xưa - nay

Thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá

Mạnh Hà - Lệ Quyên 16:05 22/11/2023

Phát triển văn hóa xã hội, xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh theo tinh thần Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”, Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây đặc biệt quan tâm, chú trọng.

pho-di-bo-son-tay-13-01.jpg
Phố đi bộ Sơn Tây thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Báo Lao động

Nhiều đổi mới sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực

Xác định xây dựng môi trường văn hoá là nhiệm vụ quan trọng, Thị uỷ đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hoá lành mạnh, phát triển phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào Xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá. Công tác xây dựng đời sống văn hóa luôn được quan tâm, chú trọng. Năm 2022, thị xã có 96% gia đình văn hóa); 60/62 tổ dân phố văn hóa bằng 96,8%, 56/56 thôn văn hóa bằng 100%, 125 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa (trong đó 32 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa cấp Thành phố; 118/118 thôn, tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước (đạt 100%); 01 xã đạt danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; 01 phường đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”. Việc thực hiện tang văn minh trên địa bàn thị xã đạt 83,4% tỷ lệ hỏa táng. Việc cưới có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và thực hiện của người dân. Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” thu được nhiều kết quả tích cực: 06/06 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 02/06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thị xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2019.

Đặc biệt, Thị xã Sơn Tây luôn tạo điều kiện, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo và phát huy trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, tình yêu Sơn Tây của đội ngũ văn nghệ sỹ trên địa bàn, Hội văn nghệ sỹ xứ Đoài… Qua đó đã có nhiều tác phẩm phong phú, đa dạng. Phát triển sâu rộng các phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng, tăng cường các hoạt động giao lưu, biểu diễn nghệ thuật, khuyến khích được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng đồng thời là chủ thể sáng tạo.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực du lịch nhiều mô hình làm du lịch mới được thực hiện tại Làng cổ như: Đoài Creative, Phát Studio, khôi phục nghệ thuật gốm… Triển khai đề án xe điện phục vụ khách tham quan du lịch trên địa bàn Thị xã; trồng hoa phục vụ du khách đến chụp ảnh, cafe Làng cổ, ẩm thực cỗ sen, cơm quê tại các nhà cổ phục vụ du khách, cho thuê trang phục để chụp ảnh, thuê xe đạp, homestay, Đường Lâm mùa lúa chín…

Cùng với việc phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sẵn có như: Tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch trải nghiệm, ẩm thực... để quảng bá các sản phẩm du lịch trên địa bàn, thu hút ngày càng đông đảo du khách tới tham quan, thị xã chú trọng đến việc xây dựng các tour, tuyến tham quan tại các di tích nổi tiếng của thị xã Sơn Tây như Thành cổ - đền Và -Làng cổ ở Đường Lâm - chùa Khai Nguyên - đền Măng - Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam - khu du lịch Đồng Mô - các điểm nghỉ dưỡng sinh thái trên địa bàn... Kết nối với các khu du lịch thuộc huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất và tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt là sự kết nối giữa các điểm tham quan du lịch tín ngưỡng với các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến địa bàn.

Tiếp tục lấy văn hoá làm động lực phát triển

Ông Trần Anh Tuấn, Bí thư Thị ủy Sơn Tây cho biết: Để thực hiện tốt chủ trương chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, Thị ủy Sơn Tây đã lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong việc phát triển văn hoá - xã hội, xây dựng người Sơn Tây có nhân cách tốt, lối sống đẹp, đoàn kết, sáng tạo, thanh lịch, văn minh. Đây là điều kiện để phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định phát triển bền vững. Phát triển công nghiệp văn hóa là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng GRDP, đem lại nhiều việc làm và thu nhập, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thị xã nói riêng và Thủ đô nói chung.

“Bằng nhiều biện pháp tuyên truyền tích cực để triển khai thực hiện hiệu quả, trong năm 2021, 2022 và 9 tháng năm 2023; Chương trình số 06-CTr/TU, Nghị quyết số 09-NQ/TU đã dần đi vào cuộc sống, cùng với các chỉ thị, nghị quyết về văn hóa và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tạo được chuyển biến quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, được đông đảo tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thị xã tích cực hưởng ứng, tham gia, qua đó từng bước đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về vị trí, vai trò sự nghiệp phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và công nghiệp văn hóa”- ông Bùi Anh Tuấn cho biết thêm.

Từ nhận thức tới hành động dù còn nhiều khó khăn, thách thức tin rằng trong thời gian tới nhưng với sự quyết tâm, quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây sẽ có nhiều bước đi đột phá đưa ngành công nghiệp văn hóa của thị xã lớn mạnh cả về quy mô, chất lượng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao… như Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội đã đề ra./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Phố Châu Long - ký ức đẹp Hà Nội một thuở
    Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, phố Châu Long (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn còn giữ lại vẻ đẹp của một Hà Nội xưa sâu lắng, sang trọng mà gần gũi, kiêu sa mà mộc mạc… trong ký ức của những người yêu biết bao nhiêu mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
  • Chợ Bắc Qua và ký ức gánh hàng của mẹ
    Mỗi lần có dịp đi qua chợ Bắc Qua, tôi lại nhớ hình dáng mẹ với đôi quang gánh trên vai chở những lo toan cho gia đình những năm 80, 90 của thế kỷ trước.
  • Ra mắt Trung tâm Thiết kế sáng tạo làng nghề đầu tiên tại Bát Tràng
    Trong khuôn khổ Lễ khai hội làng gốm cổ Bát Tràng, UBND xã Bát Tràng đã ra mắt Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch (gọi tắt là Trung tâm Thiết kế sáng tạo).
  • Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì đón nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội"
    Ngày 9/3, UBND quận Hoàng Mai tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” đối với làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, phường Thanh Trì.
  • Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Ngày 17/2, tại di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia Đình Phú Gia, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Xôi Phú Thượng lần thứ VII và công bố Quyết định ghi danh Nghề Xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO