Trách nhiệm của nhà báo khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội

Hội Nhà báo Việt Nam| 16/06/2017 22:30

Với sự xuất hiện của truyền thông xã hội, mỗi cá nhân tham gia có thể đóng vai trò của người cung cấp thông tin cho công chúng hay nói cách khác, việc cung cấp thông tin đã không còn là việc làm đặc thù của nhà báo trên môi trường này. Tuy nhiên, nhà báo khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội, cùng với những kỹ năng nghề mà họ được trang bị, rèn luyện, trau dồi qua quá trình hoạt động báo chí sẽ khẳng định vai trò của mình qua sự chuyên nghiệp trong việc thông tin một cách chính xác, khách quan và

Với sự xuất hiện của truyền thông xã hội, mỗi cá nhân tham gia có thể đóng vai trò của người cung cấp thông tin cho công chúng hay nói cách khác, việc cung cấp thông tin đã không còn là việc làm đặc thù của nhà báo trên môi trường này. Tuy nhiên, nhà báo khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội, cùng với những kỹ năng nghề mà họ được trang bị, rèn luyện, trau dồi qua quá trình hoạt động báo chí sẽ khẳng định vai trò của mình qua sự chuyên nghiệp trong việc thông tin một cách chính xác, khách quan và có trách nhiệm. 

Truyền thông xã hội thay đổi quá trình tiếp nhận thông tin


Trong hơn một thập kỷ gần đây, sự phát triển nhảy vọt về công nghệ cùng cuộc cách mạng số hóa đã làm thay đổi căn bản hệ sinh thái truyền thông. Sự ra đời của các mạng xã hội, các phần mềm “chat”, tin nhắn, các công nghệ chia sẻ audio, video trực tuyến, thực tại ảo (VR – virtual reality) cùng với vô số các ứng dụng thông minh khác đã làm thay đổi quá trình trao đổi và kiểm soát thông tin trong xã hội. Báo chí truyền thông truyền thống và không gian dư luận đang đứng trước những thay đổi “kinh hoàng” với sự xuất hiện của loại hình truyền thông mới – Truyền thông xã hội (Social media). 
Truyền thông xã hội (Social Media) là một trong những cách thức truyền thông mới được các nhà báo, học giả trong và ngoài nước đề cập khá nhiều trong vài năm gần đây.

Tuy nhiên, truyền thông xã hội là gì, hiện tại vẫn chưa hình thành được nhận thức chung, song từ “xã hội” được coi là khái niệm then chốt. “Nhân vật” chủ chốt của truyền thông xã hội là những người dùng (user) mạng xã hội để giao tiếp, chia sẻ và tiếp nhận thông tin, do đó truyền thông xã hội không chỉ là nơi để các “user” giao lưu mà còn có thể sản xuất nội dung (user generated content – UGC). Qua đó có thể thấy, truyền thông xã hội dựa trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, các tin tức có thể chia sẻ giữa hai hoặc nhiều cá nhân và được lưu truyền một cách chóng mặt. Xét từ phương diện nội dung, bản chất của truyền thông xã hội là mối liên hệ cá nhân mang tính bình đẳng trong quá trình kết nối và truyền tải tin tức. Đây là sự khác biệt rõ nét giữa truyền thông xã hội với các phương tiện truyền thông truyền thống - nơi các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp giữ vai trò là hạt nhân kết nối truyền thông và đưa tin. 
Truyền thông xã hội với những tính năng vượt trội trong việc lan tỏa thông tin đã làm thay đổi căn bản quy trình trao đổi và xuất bản thông tin.

Trước đây, một người thường thụ động tiếp nhận thông tin từ một vài nguồn tin, trong đó việc tiếp nhận thông tin từ truyền thông chính thống (mainstream media) là chủ yếu. Thì nay, với sự xuất hiện của truyền thông xã hội, bất cứ ai cũng có thể trở thành nguồn phát tin và chủ động tiếp nhận thông tin theo “gu” của mình qua truyền thông liên cá nhân và truyền thông tập thể (truyền thông nhóm). Quá trình tiếp nhận thông tin đã thay đổi căn bản dẫn đến việc kiểm soát thông tin dường như nằm ngoài khả năng của chúng ta. 

Vai trò của nhà báo trong tình hình mới

Có thể thấy, vai trò cung cấp thông tin đã không còn là đặc quyền riêng các cơ quan báo chí – truyền thông truyền thống nữa mà thay vào đó là vai trò đơn lẻ của mỗi nguồn tin trên truyền thông xã hội, nơi cung cấp thông tin nhanh nhất và trực tiếp nhất đến với công chúng. Trước đây, nhà báo đóng vai trò (gián tiếp) cung cấp thông tin cho công chúng thông qua các tác phẩm báo chí truyền thông (các tác phẩm báo chí được đăng tải, phát sóng qua các phương tiện truyền thông đại chúng – PTTTĐC). Hiện nay, với sự xuất hiện của truyền thông xã hội thì nhà báo khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội sẽ trực tiếp cung cấp thông tin tới công chúng. Vai trò (kiểm soát) cung cấp thông tin cho công chúng của các cơ quan báo chí truyền thông đang dần bị thay thế bởi vai trò của cá nhân mỗi nhà báo. Với sự xuất hiện của Internet và truyền thông xã hội, mỗi cá nhân tham gia có thể đóng vai trò của người cung cấp thông tin cho công chúng hay nói cách khác, việc cung cấp thông tin đã không còn là việc làm đặc thù của nhà báo. Khái niệm “nhà báo công dân” xuất hiện cùng với sự phát triển và ra đời của Internet và truyền thông xã hội.

Tuy nhiên, nhà báo khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội, cùng với những kỹ năng nghề mà họ được trang bị, rèn luyện, trau dồi qua quá trình hoạt động báo chí sẽ khẳng định vai trò của mình qua sự chuyên nghiệp trong việc thông tin một cách chính xác, khách quan và có trách nhiệm. 
Nhận thức được vai trò mang tính quyết định của mỗi nhà báo trước tình hình mới, kể từ năm 2015, Hội Nhà báo Việt Nam đã nghiên cứu, đề xuất và tổng hợp các ý kiến đóng góp nhằm xây dựng bộ quy tắc đạo đức nhà báo phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí trong tình hình mới.

Sau hơn 1 năm, ngày 16/12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 quy định đạo đức nghề nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/1/2017), trong đó Điều 5 quy định người làm báo Việt Nam cần phải“chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”.

Trách nhiệm của người làm báo Việt Nam

Sự chuyên nghiệp trong thông tin và trách nhiệm của nhà báo là hai yếu tố quyết định sự khác biệt của nhà báo trong quá trình tham gia thông tin trên truyền thông xã hội. Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng không tách rời nhau. Người bình thường khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội không yêu cầu sự chuyên nghiệp khi đưa thông tin như nhà báo (kiểm chứng, xác minh, đánh giá hệ quả…) nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của luật pháp.

Trái lại, một nhà báo chuyên nghiệp với đầy đủ kỹ năng, nghiệp vụ báo chí được đào tạo và luôn trau dồi nâng cao nghiệp vụ trong quá trình hoạt động báo chí cần đề cao trách nhiệm khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội. 
Trách nhiệm của nhà báo khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội chính là trách nhiệm công dân của nhà báo, là trách nhiệm của nhà báo với cộng đồng và trách nhiệm nghề nghiệp (đạo đức nghề nghiệp) của nhà báo. Khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội, mỗi người dùng (user) đều có khả năng cung cấp thông tin, tiếp nhận và phản hồi hay chia sẻ thông tin đó.

Do đó, đối với mỗi nhà báo, khi tham gia cần phải kiểm chứng, xác minh và đánh giá hệ quả tác động của thông tin trước khi trở thành nguồn phát tin hoặc chia sẻ (lan tỏa) thông tin đó. 
Trải qua hơn 90 năm phát triển, báo chí Cách mạng Việt Nam luôn khẳng định trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí Việt Nam luôn đề cao trách nhiệm khi thực hiện sứ mệnh của mình. Không chỉ là kênh thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà báo chí Việt Nam còn là diễn đàn của nhân dân, nói lên tiếng nói của nhân dân về mọi vấn đề trong đời sống xã hội. Những người làm báo Việt Nam là lực lượng nòng cốt của báo chí Việt Nam, là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng của Đảng, Nhà nước; làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền và đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc và của nhân dân trên mọi lợi ích khác khi hoạt động nghề nghiệp.

Chính vì vậy, khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội, bên cạnh việc thông tin chính xác, khách quan người làm báo Việt Nam cần có hành động phù hợp nhằm đấu tranh với những thông tin sai lệch, thông tin xấu xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, của dân tộc và nhân dân Việt Nam./.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Góp thêm tiếng nói xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch
    6 đội tham gia “Liên hoan tiểu phẩm tuyên truyền, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” của Thị xã Sơn Tây đã có những màn trình diễn ý nghĩa góp phần xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm,…
  • Chuỗi tiện ích phong cách hoàng gia nâng tầm chuẩn sống thượng lưu tại Đảo Vua
    Tọa lạc tại vị trí đắc địa nơi cửa ngõ Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, phân khu Đảo Vua mang đến cho gia chủ trải nghiệm sống phong cách hoàng gia sang quý nhờ những tiện ích đặc quyền như Ngự Hoa Viên và trường học ngay nội khu hay Vincom Mega Mall cách vài bước chân.
Đừng bỏ lỡ
Trách nhiệm của nhà báo khi tham gia thông tin trên truyền thông xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO