Văn hóa – Di sản

Thái Tổ Lý Công Uẩn – vua khai sáng triều Lý, khai sáng kinh đô Thăng Long

Tạ Ngọc Liễn 24/10/2023 11:41

Trong tiến trình văn minh Việt Nam, việc vương triều Lý ra đời năm Kỷ Dậu (1009) là một sự kiện trọng đại. Nó là cái mốc lớn, đánh dấu một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên phát triển chín muồi toàn diện của dân tộc và quốc gia, kỷ nguyên của các triều đại phong kiến trung ương tập quyền. Lý Công Uẩn (974-1028) - người khai sáng vương triều Lý, đồng thời là người khai sáng nền văn minh Đại Việt, khai sáng Thủ đô Thăng Long - Hà Nội, xứng đáng được xếp vào hàng các ông Tổ trung hưng của dân tộc Việt Nam.

ly-thai-to.jpg
Tượng đài Lý Thái Tổ.

Về lý lịch xuất thân của Lý Công Uẩn, qua ghi chép của sách vở xưa, thì ông là con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Và tăng lữ là lực lượng chính trị đã đưa Lý Công Uẩn lên làm vua. Sinh ra và được nuôi dưỡng, giáo dục theo văn hóa Phật giáo nơi cửa chùa, rồi lại được giới sư sãi ủng hộ, tôn phò, nên Lý Công Uẩn đã ưu đãi tăng ni, cho xây dựng nhiều chùa chiền, lấy phật giáo làm quốc đạo. Đương nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất có thể dựa vào để cắt nghĩa vì sao dưới triều Lý, Phật giáo lại chiếm được vị trí cao sang như vậy. Các sử gia đời sau đúng trên quan điểm Nho giáo đã phê phán gay gắt việc Lý Công Uẩn bỏ nhiều tiền của xây chùa, đúc tượng Phật quả là có sự bất cập.

Cống hiến có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Lý Công Uẩn sau khi lên làm vua là việc ông quyết định chọn thành Đại La làm Kinh đô, dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay. Đọc Chiếu dời đô của Thái Tổ Lý Công Uẩn, với câu “thành Đại La là khu vực giữa trời đất, giữa đông tây nam bắc, có thế rồng cuốn, hổ ngồi, sông núi trước sau, đất rộng bằng phẳng, cao ráo sáng sủa, muôn vật phong thịnh, trên khắp nước Việt ta chỗ ấy là hơn cả. Thật là nơi hội họp của bốn phương, muôn vật phong thịnh, trên khắp nước Việt ta chỗ ấy là hơn cả. Thật là nơi hội họp của bốn phương, là đất kinh đô cầu của muôn đời”, chúng ta thấy việc ông dời đô, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của thời đại Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đang vươn lên mạnh mẽ, vừa có tấm lòng và kế sách lo toan cho con cháu muôn đời sau.

Lý Công Uẩn làm vua 18 năm. Trong thời gian ấy ông đã làm được một số việc mà chính sử ghi chép như là những việc chính yếu.

Thứ nhất, Lý Công Uẩn cho xây dựng kinh thành Thăng Long có qui mô bề thế, bao gồm cung điện và một hệ thống các điện Càn Nguyên (làm chỗ thiết triều), điện Tập Hiền, điện Giảng Võ... cùng kho tàng, hào luỹ. Bốn mặt thành mở 4 cửa Tường Phù (phía đông), Quảng Phúc (phía tây), Đại Hưng (phía nam), Diệu Đức (phía bắc).

Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu của đời sống tâm linh, nhu cầu về tôn giáo tín ngưỡng, mà khi có Phật giáo là tôn giáo được tầng lớp quí tộc, cung đình cũng như dân chúng tôn sùng, nên Lý Thái Tổ đã cho xây cất nhiều chùa ở phía nam kinh thành, ở phủ Thiên Đức (châu Cổ pháp cũ). Lý Thái Tổ là người đặt nền móng vững vàng cho sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý.

Thứ ba, khi vương triều Lý được thành lập, ở một số địa phương, đặc biệt là ở vùng biên giới phía Bắc, có những thế lực nổi dậy cướp phá, cát cứ. Nhằm dẹp yên các cuộc khởi loạn và nắm đặt quyền uy của vương triều Lý trên toàn lãnh thổ quốc gia, Lý Thái Tổ đã tiến hành những cuộc chinh phạt có hiệu quả ở vùng châu Ái, châu Diễn, châu Vị Long, châu Thất Nguyên...

Thứ tư, về đối ngoại, Lý Thái Tổ đã thiết lập được quan hệ ngoại giao khá tốt đẹp với triều Tống. Bên cạnh những thành tích lớn nêu trên, Lý Thái Tổ còn có công bước đầu xây dựng một bộ máy chính quyền có quy củ từ triều đình xuống dưới châu, huyện, hương, ấp: bổ nhiệm một hệ thống quan chức Thái úy, Tổng quản, Khu mật sứ, Thái bảo, Thái phó, Tả hữu kim ngô, Tả hữu võ vệ, Thiếu sứ, Ngự sử đại phu, Đô đốc thượng tướng quân và Viên ngoại lang... Đồng thời, Lý Thái Tổ sau khi lên làm vua, đã sớm ban bố chiếu lệnh buộc những người trước kia trốn tránh phải trở về quê cũ sản xuất; định lệ thuế khóa các loại... Trong chính sách thuế, ông có sự chiếu cố đối với người già yếu, kẻ mồ côi, tàn tật, góa bụa.

Các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư khen Lý Thái Tổ “là người khoan từ nhân thứ”. Sử gia Ngô Thì Sĩ khi đánh giá nhà Lý, nhà Trần, có viết: “Triều Lý nhân ái, triều Trần anh hùng” (Việt sử tiêu án). Nền nhân chính thời Lý được hình thành chính là từ Thái Tổ Lý Công Uẩn. Vương triều Lý do Lý Công Uẩn khai sáng tồn tại 216 năm, với 9 đời vua, là một triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam có những ông vua anh hùng cứu nước và khai sáng văn hiến dân tộc, như Lý Thánh Tông (1054 - 1072), Lý Nhân Tông (1072 - 1128); những nhà quân sự, chính trị kiệt xuất, như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành...

Khi khảo cứu về chế độ, điển chương thời Lý, Lê Quý Đôn cũng như Phan Huy Chú đều nói, vì thời Lý cách xa quá lâu, tài liệu mất mát, thiếu thốn nhiều, nên có những chuyện không biết căn cứ vào đâu để nói. Mặc dầu sự thực là như vậy, song dựa vào các nguồn tài liệu sách vở, văn kiện hiện còn, chúng ta thấy những dấu ấn văn minh khá rực rỡ của triều Lý vẫn in khắc sâu sắc trong lịch sử Việt Nam. Thí dụ về cơ cấu tổ chức nhà nước, về quan chế... trên cơ sở những nền móng do triều Lý xây dựng nên mà triều Trần kế thừa, bổ sung. Phan Huy Chú đã khảo cứu chức “Á tướng” đời Lý là Tả hữu tham tri chính sự. Đời Trần cũng theo thế, đặt chức Tham tri chính sự, lại đặt chức Tri mật viện sự, đều là chức ở trong chính phủ, dưới chức Tướng quốc. Hoặc như lục bộ, theo Phan Huy Chú, ở nước ta chức Thượng thư đặt ra bắt đầu từ đời Lý, nhưng tên các bộ chia đặt thế nào chưa rõ. Đời Trần theo phép ấy của nhà Lý đặt chức Thượng thư hành khiển, Thượng thư hữu bật, sau mới chia ra Thượng thư các bộ (bộ Lại, bộ Binh, bộ Hình).

Về quân sự, nhà Lý buổi đầu đã mô phỏng binh chế đời Đường, đời Tống, nhưng có nhiều sáng tạo độc đáo, trong đó cách hành quân, cách tác chiến chính người Tống lại phải học tập nhà Lý. Những chiến tích quân sự bất diệt của đời Lý đã chứng minh nền quốc phòng và quân sự đương thời là vô cùng mạnh mẽ, tài giỏi.

Cùng với thành tích quân sự, nền ngoại giao triều Lý cũng giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Với một đường lối đối ngoại vừa khôn khéo, vừa cứng rắn, vương triều Lý đã buộc nhà Tống phải nể trọng, nên trong việc giải quyết về các vụ tranh chấp đất đai ở khu vực biên giới giữa nhà Lý với nhà Tống, phía nhà Lý thường chiếm ưu thế, bởi vậy, lãnh thổ đất nước được bảo vệ chắc chắn, toàn vẹn.

Về phát triển kinh tế, dưới triều Lý có nhiều bước tiến bộ quan trọng, đặc biệt là việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, trong đó công trình đắp đê Cơ Xá (sông Hồng, Thăng Long) là một bài ca hùng tráng. Nghề dệt, nhất là nghề làm đồ gốm đạt tới đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật thủ công nghiệp. Ngoại thương phát đạt. Việc giao lưu buôn bán giữa nhà Lý với các nước vùng Đông Nam Á như Xiêm La, Gia va (Giava), Tam Phật Tề (Palembang)… khá sôi động. Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế quan trọng của Việt Nam khi đó.

Trong lịch sử văn minh Việt Nam, vương triều Lý là vương triều mở đầu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Việc triều Lý mở Quốc Tử Giám, xác lập chế độ đại học, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài cho đất nước là những sự kiện, những cái mốc văn hóa mang ý nghĩa trường cửu.

Phật giáo du nhập nước ta từ rất sớm. Giao Châu từng là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng thời cổ. Nhưng phải đến thời Lý, người Việt Nam mới xậy dựng được một đạo Phật mang đặc điểm dân tộc rõ nét, đánh dấu bằng sự ra đời của phái Thiền Thảo Đường (1096 - 1205) với các thế hệ Lý Thánh Tông (1054 - 1017), Không Lộ, Giác Hải, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông... Dưới ảnh hưởng của tư tưởng Phật Giáo Thiền Tông, ở thời Lý, kiến trúc nghệ thuật xây chùa, đúc tượng đạt thành tựu rực rỡ. Văn học, đặc biệt là thơ Thiền đời Lý, đã trở thành một di sản quý giá trong kho tàng văn chương Việt Nam.

Giới nghiên cứu văn học sử Việt Nam xếp bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn vào số tác phẩm văn học sớm nhất của dân tộc ta thời kỳ độc lập, tự chủ. Đúng hơn, Chiếu dời đô là áng văn mở đầu 1000 năm thơ văn viết về Thăng Long - Hà Nội.

Dưới đây là phần phiên âm, dịch nghĩa toàn văn bài Thiên đô chiếu bất hủ:

Phiên âm

“Thủ Chiếu viết:

“Tích Thương gia chỉ Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành vương tam tỉ; khởi Tam đại chỉ số quân, tuận vu kỷ tu, võng tự thiên tỷ, dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vì ức vạn thế tử tôn chi kế. Thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chỉ, cẩu hữu tiện triếp cải, cố quốc tộ diên trường, phong tục phủ phụ. Nhì Đình, Lê nhị gia, nãi tuận kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi, Trẫm thậm thô chi, bất đắc bất tỷ. Huống Cao vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung, đắc long bàn hổ cứ chi thế, chính nam, bắc, đông, tây chi vị, tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải, dân cư miệt hôn điếm chi khốn, vạn vật cực phần phụ chi phong. Biển lãm Việt bang, tư vi thắng địa, thành tứ phương bức thấu chi yếu hội, vi vạn thế kinh sư chi thượng đô. Trẫm dục nhân thử địa lợi, dĩ quyết định cư, khanh đẳng như hà?”.

Dịch nghĩa

“(Nhà vua) tự tay viết Chiếu rằng:

“Xưa kia nhà Thương đến đời Bàn Canh" năm lần dời đô, nhà Chu đến dời Thành Vương ba lần dời đô; đâu phải các vua thời Tam đại liều vì riêng mình, tự ý liều lĩnh chuyển đi nơi khác, mà bởi họ mưu tính lớn lao, chọn ở nơi trung tâm, làm kế muôn vạn đời cho con cháu về sau. Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên phúc nước dài lâu, phong tục giầu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê mới vì riêng mình, quên mệnh trời, bước đạp bừa lên dấu tích Thương, Chu, cứ yên ở mãi ấp nhỏ của mình nơi ấy, để đến nỗi đời chẳng được dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không thích hợp, Trẫm rất thương xót, không thể không di dời khỏi đó. Huống chi thành Đại La”, đôn cũ của Cao vương” ở khu vực giữa trời đất, có được thế đất rồng cuốn, hổ ngồi; chính vị đông, tây, nam, bắc; tiện nghi phía trước là sông, phía sau là núi. Khu vực ấy rộng rãi, bằng phằng; đất ở đấy cao ráo, sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ sở, muôn vật thịnh vượng, tốt tươi.

Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất kinh sư của kinh sư muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định đô ở đó, các khanh nghĩ thế nào?”.

Theo Doanh nhân Thăng Long - Hà Nội

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm sẽ cưỡng chế thu hồi đất xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu
    UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ban hành các Quyết định từ số 1004 đến 1016/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 về cưỡng chế thu hồi đất đối với 13 chủ sử dụng đất nằm trong mốc giới thu hồi của Dự án xây dựng trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thời gian cưỡng chế dự kiến trong ngày 22/5/2024.
  • Khi viết về Hà Nội…
    Khi viết về Hà Nội, người ta không viết, người ta cảm nhận. Khi viết về Hà Nội, chữ Hà Nội nghe thật thân thương và trìu mến, như bầu không khí quanh ta, như cơn mưa thất thường mùa hạ, như mẹ, như cha và như tất cả.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thái Tổ Lý Công Uẩn – vua khai sáng triều Lý, khai sáng kinh đô Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO