Mỹ thuật

Sống lại những khoảnh khắc của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa

Thụy Phương 26/04/2024 16:16

70 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, áp phích với chủ đề “Đường lên Điện Biên” vừa được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu với công chúng nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024).

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm được tổ chức sáng ngày 26/4, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh nhấn mạnh: “Những năm tháng ác liệt của chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với những đoàn quân ra trận, đã có nhiều văn nghệ sĩ theo tiếng gọi của Bác Hồ, rời xa cuộc sống nơi đô thị phồn hoa, dấn thân theo kháng chiến, trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Bằng những cảm nhận và sự sáng tạo, họ đã ghi lại chân thực, sinh động hình ảnh của cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, nhưng cũng không kém phần lãng mạn của quân và dân ta”.

trien-lam.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Trong lĩnh vực mỹ thuật, đề tài về chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm hứng khởi, mạch nguồn sáng tạo cho nhiều thế hệ họa sĩ. Triển lãm “Đường lên Điện Biên” đã phần nào thể hiện rõ điều đó.

Triển lãm giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

trien-lam-3.jpg
Các đại biểu thưởng lãm các tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm.

Với phương pháp trưng bày truyền thống, kết hợp ứng dụng công nghệ trình chiếu cinemagraph và không gian tương tác trải nghiệm, triển lãm đưa người xem sống lại những khoảnh khắc của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa. Đó là hoạt động kéo pháo vào trận địa chuẩn bị cho chiến dịch trong tác phẩm “Tô Vĩnh Diện chèn pháo”, “Kéo pháo” của Dương Hướng Minh, “Kéo pháo Điện Biên” của Trần Đình Thọ; hình ảnh người lính băng rừng lội suối, cần mẫn hành quân xuyên đêm qua tác phẩm “Hành quân qua suối” của Tô Ngọc Vân, “Hành quân đêm” của Trần Đình Thọ… rồi cả sự hỗ trợ đóng góp công sức của hàng chục ngàn dân công được tái hiện trong tác phẩm “Việt Bắc” của Đào Đức, “Tiễn nhau đi dân công” của Lưu Văn Sìn, “Cả nước ra trận” của Lưu Danh Thanh.

Đáng chú ý, tình cảm quân và dân gắn bó khăng khít, đùm bọc lẫn nhau trong thời chiến được các hoạ sĩ diễn tả qua các tác phẩm “Tình quân dân” của Nguyễn Sáng, “Đường lên Điện Biên” của Trần Khánh Chương… Nhiều tác phẩm khắc họa sâu sắc và tái hiện sinh động những trận đánh hào hùng, oanh liệt tại chiến trường như “Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ” của Nguyễn Thế Vị, “Điện Biên năm ấy” của Cao Trọng Thiềm…

trien-lam-2(1).jpg
Triển lãm đưa người xem sống lại những khoảnh khắc của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa.

Bên cạnh đó, còn có những tác phẩm kinh điển về tinh thần anh dũng chiến đấu như “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng, “Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng” của Lê Vinh, và đặc biệt là chùm ký hoạ chiến trường Điện Biên Phủ của họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Trọng Hợp…

Đặc biệt, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vị Cha già dân tộc; hình ảnh vị Đại tướng của nhân dân - Võ Nguyên Giáp, cũng được khắc họa tài tình, thể hiện tình cảm sâu sắc của giới văn nghệ sĩ với Người lãnh tụ của nhân dân ta và vị tướng tài ba, qua tác phẩm của Minh Khôi, Minh Đỉnh…

Triển lãm "Đường lên Điện Biên" là dịp để giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau về tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng; về tinh thần của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây cũng là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Dưới đây là một số tác phẩm được giới thiệu trong triển lãm:

ca-nuoc-ra-tran.-luu-danh-thanh.-2003.png
Tác phẩm "Cả nước ra trận" của nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh.
chuan-bi-di-cho-to-ngoc-van.-mc.-1954.jpg
Tác phẩm "Chuẩn bị đi chợ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
dien-bien-nam-ay.-cao-trong-thiem.-son-mai.-1994.jpg
Tác phẩm "Điện Biên năm ấy" của họa sĩ Cao Trọng Thiềm.
duong-len-dien-bien.-tran-khanh-chuong.-son-mai.-2005.jpg
Tác phẩm "Đường lên Điện Biên" của họa sĩ Trần Khánh Chương.
hanh-quan.-nguyen-sy-ngoc.-son-mai.jpg
Tác phẩm "Hành quân" của họa sĩ Nguyễn Sĩ Ngọc.
keo-phao-dien-bien.-tran-dinh-tho.-son-mai.-1994.jpg
Tác phẩm "Kéo pháo Điện Biên" của họa sĩ Trần Đình Thọ.
tieng-hat-mua-chien-dich.-mai-van-hien.-son-dau.1994.jpg
Tác phẩm "Tiếng hát mùa chiến dịch" của họa sĩ Mai Văn Hiến.

Triển lãm "Đường lên Điện Biên" diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội từ nay đến hết ngày 15/5/2024. Cũng trong khuôn khổ của triển lãm, Bảo tàng còn tổ chức chương trình Art Talk với chủ đề “Đường lên Điện Biên” vào lúc 9h30, ngày 27/4/2024 và “Những kỷ niệm về họa sĩ, liệt sĩ Tô Ngọc Vân” vào lúc 930, ngày 11/5/2024.

Bài liên quan
  • Triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”
    Với hình thức trực tuyến, triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên nhằm phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố. Triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra vào ngày 26/4.
(0) Bình luận
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • [Podcast] Chùa Trấn Quốc – Cổ tự ngàn năm tuổi bên Hồ Tây
    Chùa Trấn Quốc - danh thắng nổi tiếng, gắn liền với lịch sử, văn hóa của Thăng Long – Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, một điểm đến thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan trong và ngoài nước.
  • [Podcast] Về giữa mùa thu cách mạng
    Phương hay ngồi cạnh cửa sổ hát mấy ca khúc cách mạng, những bài hát mà người ta hay gọi là “nhạc đỏ”, “nhạc tiền chiến”. Đó là những lúc bé Ly đã ngủ say. Còn lúc nào Ly đang học bài mà nghe thấy Phương hát, bé hồ hởi khen, đúng kiểu “mẹ hát con khen hay”...
  • Thời tiết Hà Nội đêm và sáng trời rét, ngày nắng
    Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, trong ít ngày đầu tháng 12, Thủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì hình thái thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng. Từ 5/12 có thể đón đợt mưa rét diện rộng.
  • Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
    Sáng nay (1/12), tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
Đừng bỏ lỡ
Sống lại những khoảnh khắc của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO