Rau khúc một thời thương nhớ

HNM| 22/03/2022 22:44

Ký ức về mùa rau khúc trong tôi là những buổi đi hát rau, là chõ bánh khúc nóng nổi, thơm mùi gạo nếp, mùi lá khúc của mẹ. Cứ mỗi độ Giêng Hai, nhìn rổ rau khúc lại thấy lòng rưng rưng nhớ về một thời thương khó đã qua...

Rau khúc một thời thương nhớ

Thời bao cấp, vào mỗi dịp sau Tết, khi mưa xuân lất phất bay, chị em chúng tôi lại ra đồng làng hái rau khúc mọc hoang tại các bãi ruộng chân mạ về để mẹ làm bánh. Ngày ấy, nồi bánh khúc của mẹ là một bữa tiệc thực sự vì chúng tôi có thể ăn thoải mái vài ba chiếc chứ không phải ăn dè thòm thèm. 

Rau khúc chẳng cần trồng. Hạt năm trước ngủ vùi trong đất, gặp mưa xuân là trổ lên tơi bời, khóm sau chen khóm trước xanh mướt quanh các gốc rạ ở những thửa ruộng đã gặt. Sau Tết, chớm khí xuân, là lúc rau khúc nhiều và ngon nhất. 

Rau khúc một thời thương nhớ

Rau khúc có hai loại, rau khúc nếp và rau khúc tẻ. Rau khúc nếp lá to, xanh mỡ gần giống như lá rau cải cúc, hoa vàng. Còn cây khúc tẻ lá bé, nhiều phấn trắng, hoa trắng. Rau khúc nếp làm bánh khó hơn vì nó hơi nát và đắng. 

Mục sở thị các công đoạn làm bánh khúc của mẹ mới thấy, để có được món bánh thơm ngon, mẹ phải chuẩn bị rất công phu và tỉ mẩn. 

Lá khúc hái sáng sớm, mang về nhặt rửa sạch, đem luộc lên, vớt rau ra còn nước luộc rau thì để nguội rồi ngào với bột nếp xay ướt cho thật đều. 

Mẹ cho rau vào cối, thêm tí muối rồi giã nhuyễn, lọc bỏ hết những xơ già đi. Sau đó trộn chung với bột nếp, nhồi thật kĩ đến khi bột dẻo thành một thứ hỗn hợp màu xanh sẫm. Mẹ chia thành từng viên nhỏ cỡ nắm tay để làm vỏ bánh.

Rau khúc một thời thương nhớ

Nhân bánh mẹ làm bằng đỗ xanh cùng chút thịt lợn. Đỗ xanh ngâm kỹ, đãi bỏ vỏ, mang đồ chín và giã nhuyễn cùng với thịt lợn thái quân cờ, ướp muối tiêu rồi phi hành mỡ xào lên thật thơm trong cái thoáng lạnh đầu xuân. 

Mẹ lấy viên bột ấn thành hình tròn dẹt bằng lòng bàn tay, cho đỗ, cho thịt bao lại. Nắm tròn. Đoạn rồi lăn cả cái bánh vào rá gạo nếp cái đã ngâm, cho gạo bao quanh một lớp.

Mẹ xếp bánh vào cái rá rồi mới cho vào đồ để bánh đỡ bị đọng nước. Một lượt bánh lại một lượt nếp cái. Trên cùng là một lượt gạo. Thổi như thổi xôi. 

Một lát sau, mùi thơm của nếp, của nhân đậu xanh, của mỡ hành, của thịt, của hạt tiêu, của rau khúc từ chõ bốc lên, lan tỏa thơm nức cả nhà. Chúng tôi ngồi chờ, mắt thì hau háu, lòng thì náo nức… Đến lúc được ăn rồi! Trời lạnh cóng, mở vung bánh ra là tan biến cái rét, cái đói, chỉ còn cảm giác thèm thuồng dâng chiếm. 

Rau khúc một thời thương nhớ

Mẹ dỡ bánh ra. Xôi mềm, gạo nếp dẻo thơm, trong vắt. Bánh cũng vậy, nhân bánh chín đều, thịt mỡ quyện vào đỗ, vỏ bánh, tạo nên vị ngậy mà không ngán, hấp dẫn miệng ăn. Và đặc biệt là mùi lá khúc thật khó quên. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.

Sau này, thấy bánh khúc có quanh năm, chứ không phải chờ đến tháng Hai âm lịch, mong đến tháng mưa xuân để ăn bánh khúc như xưa nữa. Hết mùa rau khúc nhưng vẫn có bánh khúc bán. Nhiều người không chắc bánh khúc bán quanh năm này làm bằng thứ lá gì bởi rau khúc cũng như nhiều thứ của thời thôn dã xa xưa đã trở thành nỗi niềm hoài cổ trong đô thị ngày nay. Hỏi ra mới biết họ làm bằng lá su hào hoặc các loại rau xanh khác để lấy màu. Thì cũng ra cái màu xanh phơn phớt ấy, nhưng nó không phải là bánh khúc thật, không có cái mùi thơm ngan ngát đồng nội kia. Ăn chỉ cho đỡ nhớ mà thôi.

(0) Bình luận
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Thắp lên cánh đồng mùa xuân
    Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
  • Nhớ miền tết xưa
    Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc
    Sáng 25/4/2025, tại khuôn viên công viên Thống Nhất (phía mặt đường Trần Nhân Tông, Hà Nội), triển lãm mỹ thuật “Bài ca thống nhất” chính thức khai mạc, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật và lịch sử. Sự kiện do Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân và Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 70 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/195
  • Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước
    Sáng 25/4/2025, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi dậy hào khí của Đại thắng mùa Xuân 1975
    Thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 23/4 đến 10/8/2025, Bảo tàng mở trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” nhằm Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
  • Hà Nội lập Tổ công tác thường trực chỉ đạo phối hợp tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, HĐND
    Ngày 24/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 2185/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác thường trực chỉ đạo phối hợp tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
Đừng bỏ lỡ
Rau khúc một thời thương nhớ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO