Đời sống văn hóa

TP. Huế: Khảo sát xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa

Hà Oai 07:35 23/04/2025

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc với UBND Thành phố Huế về Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

Hệ thống thiết chế văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/4, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có buổi làm việc với UBND Thành phố Huế về việc khảo sát xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Huế cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

z6530937664343_55edd3b4dff7b0858e24abf38ff9cbad.jpg
Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc với UBND Thành phố Huế.

Trong những năm qua, công tác xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa tại Thành phố Huế đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ của các doanh nghiệp và nhất là sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng của nhân dân. Cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, cơ bản hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Thành phố Huế đã xây dựng đề xuất nhiệm vụ và kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2030 với các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong phạm vi của Chương trình, phù hợp với điều kiện thực tế, văn hóa, xã hội, đặc điểm của địa phương. Ban hành đề án về hỗ trợ đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo quản các di tích nằm ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030. Giai đoạn 2021 - 2025 có 39 di tích thuộc đề án đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí là 124,547 tỷ đồng và triển khai đề án “Phát huy giá trị di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch”.

Hiện nay, Thành phố Huế đang tích cực xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu lập bộ hồ sơ “Nghệ thuật Ca Huế” đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về văn hóa ẩm thực Huế nhằm tập hợp, lưu trữ một cách có hệ thống phục vụ chức năng tra cứu và trong tương lai có thể mở rộng, nâng cấp thành diễn đàn để trao đổi, thảo luận, nghiên cứu, cập nhật về văn hóa ẩm thực Huế. Triển khai tổ chức các hoạt động văn hóa tạo điểm nhấn cho không gian văn hóa nghệ thuật trung tâm TP Huế với các hoạt động văn hóa văn nghệ, triển lãm trưng bày trên phố đi bộ, công viên, các trung tâm văn hóa tại bờ Nam sông Hương.

Cùng với đó, chú trọng chuyển đổi số và ứng dụng khoa học và công nghệ trong văn hóa, trong đó tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức các hoạt động triển lãm trên các nền tảng số như mạng xã hội Facebook, Zalo… nhằm đa dạng hình thức tiếp cận của công chúng. Tổ chức các hoạt động triển lãm bằng hình thức online, trưng bày hình ảnh, hiện vật bằng công nghệ 3D đăng tải trên môi trường mạng… Triển khai sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tài liệu Hán Nôm. Tập trung triển khai số hóa các tài liệu về di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế, thực hiện việc lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị bằng hình ảnh 3D, xây dựng đề án chuyển đổi số các tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu, xây dựng App Ca Huế trên hệ điều hành iOS và android bằng công nghệ flutter nhằm mục đích tăng cường các biện pháp quản lý và quảng bá, giới thiệu loại hình nghệ thuật Ca Huế - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia phục vụ phát triển du lịch…

Tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Huế đã khái quát được công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế trong thời gian qua, công tác chuẩn bị và gắn kết chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa, định hình các giá trị và nằm trong quy hoạch của Thành phố Huế, tập trung nguồn lực để ngành văn hóa phát triển và khai thác tốt các giá trị văn hoá lịch sử của địa phương.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Huế đề xuất hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho các địa phương có nhiều tiềm năng về phát triển văn hoá, di sản nhưng còn khó khăn về nguồn thu ngân sách để các địa phương có điều kiện sử dụng nguồn vốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc, di sản, di tích, các thiết chế văn hoá đặc trưng của địa phương. Đồng thời làm tiền đề thúc đẩy thu hút các nguồn lực đầu tư khác, tài trợ, hiến tặng từ các cá nhân, tổ chức xã hội phục vụ cho việc phát triển văn hóa.

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Hồng Liên - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đã được Quốc hội thông qua và được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 162/2024/QH15. Nghị quyết đã đánh dấu mốc quan trọng để phát triển văn hóa trở thành một trong những trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thể hiện sự quan tâm kịp thời của Đảng, Quốc hội đối với lĩnh vực văn hóa.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 là chương trình đầu tư công, do đó báo cáo nghiên cứu khả thi cần bám sát các quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại các địa phương. Việc xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi là công việc cần phải hoàn thiện gấp rút và bám sát quy định liên quan đến đầu tư công để thiết kế báo cáo. Trong đó, báo cáo phải có cái nhìn tổng quát về phát triển văn hóa trong thời gian qua và những việc đã đạt được, những khó khăn, mục tiêu hướng đến… Để làm được điều này, cần có bộ tiêu chí để đánh giá, quy định các nguyên tắc, định mức để phân bổ nguồn lực.

z6530937677213_ea9cd4d270c46013533dde08c355245e.jpg
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi tại buổi làm việc.

Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mong rằng địa phương cần tích cực triển khai, phối hợp trong tháo gỡ điểm nghẽn, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của chương trình, bám sát và lên danh mục đầu tư, trong đó xác định trọng tâm, trọng điểm, có sự ưu tiên cho các nội dung cấp bách và đề ra lộ trình thực hiện cụ thể với từng nội dung.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • “Sách hay cần bạn đọc” và “Văn hóa đọc - Kết nối cộng đồng” tại Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam ở TP Huế
    Hàng trăm học sinh tham gia Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam ở huyện Phú Vang “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng” và thị xã Hương Thủy (TP Huế) “Sách hay cần bạn đọc”.
  • "Sách mở rộng thế giới tư duy" - Chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4
    Nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách cũng như hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng Thế giới tư duy” từ ngày 18/04/2025 đến ngày 20/04/2025 tại Phố Sách Hà Nội.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Khánh thành tượng đài "Bác Hồ về thăm quê" vào dịp tổ chức Lễ hội Làng Sen 2025
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an cùng nhiều địa phương trên cả nước tổ chức Lễ hội Làng Sen năm 2025 với quy mô lớn, nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa. Đặc biệt, lễ hội năm nay gắn với sự kiện khánh thành Tượng đài “Bác Hồ về thăm quê”. Lễ hội Làng Sen năm 2025 dự kiến tổ chức từ 9/5 đến 19/5.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Hà Nội yêu cầu đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
    UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
  • Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" được thực hiện tại 3 điểm cầu của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
    Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được thực hiện tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.
Đừng bỏ lỡ
TP. Huế: Khảo sát xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO