Tản văn

Thắp lên cánh đồng mùa xuân

Tản văn của Nguyễn Quang Hưng 14:55 05/02/2025

Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.

istockphoto-516180836-612x612.jpg

Giữa miền vắng lặng, trời đất trong vắt, vu vu tiếng gió ùa qua các bãi bờ xanh. Lơ thơ cỏ lay, những bụi cây thấp như xúm xít chuyến rong chơi vừa kéo nhau ra đến giữa cánh đồng. Nhìn kỹ hơn vào các vệ cỏ để nhận rõ hơn vẻ long lanh của sương nước ẩm ướt đang gọi đong đưa cuộc vũ hội. Thi thoảng bắt gặp cây đào nhỏ sót lại, đôi ba bông thưa thớt lóe lên đốm hồng kiêu hãnh. Có khi còn lại nơi cỏ cây đất vắng ấy là cả ruộng đào không bán hết, hoa chíu chít dày tạo nên một vùng sáng. Gặp mưa xuân giăng mờ, cả vườn đào thắm hơi nhạt đi, loang ra như vệt màu tươi mát, lấm tấm bám vô vàn ngọc trong li ti, như thực, như ảo, như hiện ra, như còn nhiều ẩn chứa. Đối diện hoa mùa xuân giữa nơi chốn mà khắp quanh mình như đang vô hình dạo muôn ngàn bước nhỏ nhẹ, thanh thoát của mùa, của giờ khắc, của bừng thức, thì tưởng chừng cứ xen kẽ, cứ cộng hưởng, cứ vẩn vơ cùng với những gì nhìn thấy đó, là bao hình bóng khác không thấy được, trẻ trung, tinh khôi, sáng láng và thiêng liêng.

Mùa xuân, đã theo họ hàng đi lên đi xuống các ngõ dầy những bụi găng và cúc tần cũng đang non mát như vụng dạ, đã thăm hỏi và xoắn xuýt quanh những là ông bà mình, ông bà chi trên chi dưới trong họ, rồi các bác các dì, từ cậu ruột cho đến thím, đến mợ và những anh chị lớn nhà nọ nhà kia. Sau những cỗ bàn xôi oản nem miến nấu xào mỡ mòng, mấy anh em chúng tôi hay lẩn ra khỏi chiếc cổng cũ trăm tuổi để lang bang đường làng cong theo dải sông uốn lượn bên những khóm tre đẩy đưa. Chúng tôi kéo nhau theo những lối ngõ dài ngoằn ngoèo và mỗi lúc một thưa thoáng hơn để đi ra cánh đồng. Và cứ bước thấp bước cao trên khấp khểnh ruộng khô, bờ cỏ lấp xấp, men dòng mương leo lẻo, một phía kia là những ngôi nhà cuối các ngõ dài, ở đây và nhìn rộng từ phía này đi là cả một thế giới khác.

Một rộng lớn, cao xanh, một vắng vẻ, im lìm, một cỏ cây, nước, và đất, một sắc áo của mùa mới uy nghi, trầm tĩnh và cao cả. Khuôn mặt của mùa xuân đấy! Hình dáng của mùa xuân! Cử chỉ điềm đạm mà thanh thoát, lại vừa tự nhiên của mùa xuân đang ngập tràn đầu tóc, vai áo và đôi tay hơi cóng lạnh của những đứa trẻ phố phường thỉnh thoảng mới có dịp về cùng làng quê. Bây giờ có tuổi ngẫm lại mới nghĩ về cánh đồng như hiện thân của mùa xuân, như một tâm hồn của thời gian, một sắc diện của thiên nhiên vĩ đại hòa với đời người lớp lớp cần lao. Chứ khi còn bé, với cánh đồng những giờ khắc đặc biệt ấy, chỉ thấy vừa thân quen, vừa lạ lùng, vừa gần gũi những gì ngay trước mắt, vừa hơi ngợp trong cả một phối cảnh khổng lồ đang bừng lên.

Ngẫm lại nhiều năm qua, có lẽ thông thường ngày trong năm, tha thẩn vườn tược bến bãi cũng cảm nhận được những khung cảnh hoang đường như thế. Có lúc dong xe theo những đường mương nội đồng nay đã đổ bê tông phẳng phiu ra gần một gốc gạo bề thế, một hàng xà cừ vạm vỡ hay cây trứng cá chơ lơ lòe xòe đứng một lúc trông ngóng ra chân trời. Nhưng có phải là dành ra được nhiều đâu những cơ hội hiếm hoi, mặc dù chỉ buông công việc xuống nửa ngày là đã có thể ân hưởng sắc trời, ánh nước, cỏ giả lá hoa ven những con đê, theo những bờ sông tít tắp. Cho nên ít dịp đòi hỏi ông thần thời gian ưu tiên cho riêng mình như thế, thì xuân Tết mới có dịp lang thang mà đồng nhất thiên nhiên tự do, khoáng đãng như thế là xuân, là Tết, là một vùng biểu tượng muôn thuở của sinh sôi, hé trổ, tốt tươi.

Cứ lan man, tưởng tưởng mãi với cỏ gà ngất ngư, phi lao gân guốc nhẫn nại, những con nhện nước lướt lên, lướt lên rồi lại dừng, cần mẫn, với mấy bụi dứa dại xanh mỡ nhìn hơi có vẻ đe dọa, mà không có lấy chút ít con người, cửa nhà, chút lửa đồng, chút khói bếp thì xem chừng đơn điệu lắm chăng! Nhưng chính ở những vùng xanh vắng lặng mà độc thoại, mà tự đối thoại với nhau, với mình đó, có lẽ ta lại nhận ra điều gì vi diệu của đồng đất, của bầu trời, của cao xa thăm thẳm tháng ngày, không bến không bờ những đời người, những mạch làng quê, những phận số cộng đồng bổng trầm trong cõi sống không bao giờ thôi nổi gió. Và chính ở giữa cỏ đồng, trên đất ẩm, bên những mạng nhện đính sương muôn muốt, ta lại càng nghĩ hơn về nhịp người, những lời, những ý, những là không thôi chuyển vận quanh mình suốt tháng qua, suốt năm vừa hết. Nhớ đến, ngẫm ngợi, và như có gì khó cắt nghĩa, gì như hợp lý, gì như sai sai, gì như còn dở dang, còn phải chảy trôi về phía trước để cho xong một thời đoạn, một chiêm nghiệm, một sự việc vẫn đang đợi mình.

Tuổi nào cũng vậy, trước khung cảnh lớn lao, kỳ vĩ của cánh đồng mùa xuân, ta vẫn thấy nơi này có bao điều sâu xa, huyền hoặc khiến cho mình phải cúi đầu. Có gì như đằm lại, thiết tha và sáng trong, nhưng lại có gì như bắt đầu, dại khờ và hồn nhiên mãi. Có gì nhắc ta tìm lại mình, sống lại mình khi nào. Lại gì đó bảo ta phải không ngừng rũ bỏ, đổi thay và tươi thắm. Lời gì đó bừng sáng như mật truyền, nhắc ta cần biết kính cẩn. Lại cánh tay nào vẫy gọi, chìa ra rủ ta rong chơi. Lại một âm thầm mà rủ rỉ, xòa nhẹ qua vai nhắn ta lắng nghe nhiều hơn…

Cánh đồng mùa xuân đấy, thoáng vắng mà dâng đầy, trầm tĩnh mà non tươi, làm cho ta nhận ra mình hơn, rõ hơn nữa là nhận ra một lẽ gì mà đời người phải sống đến, hướng đến như thế, cũng như là tìm ra ý nghĩa ấy trong năm tháng đời mình, quanh mình. Thật là như vậy, thắp lên trong chúng ta những chiếc mạng nhện rung rinh chuỗi hạt sương lóng lánh trên cỏ xanh, đang cùng tỏ mờ man mát trong làn mưa bụi khẽ khàng phủ bụi nước trên những luống đất nâu thẫm ngọt. Thắp lên, những con đường cỏ dại dẫn ta đi trong cánh đồng ngày Tết./.

Bài liên quan
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
(0) Bình luận
  • Nhớ miền tết xưa
    Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới (Bài 2): Khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh
    Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng, dự kiến được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh để văn học nước nhà bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới (Bài 1): Hoàn thiện khung khổ pháp lý
    Để văn học nước nhà phát triển hơn nữa trong thời gian tới, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết đang hoàn thiện Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam” để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Dự thảo Nghị định đang được ngành văn hóa tổ chức lấy ý kiến nhân dân đến hết ngày 24/3/2025.
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
  • Thanh tra việc quản lý dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông bắt đầu từ ngày 10/2
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 28 quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục.
  • Quận Ba Đình: Phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025
    Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, ngày 5/2, tại Trường THCS Nguyễn Trãi (phường Kim Mã), quận Ba Đình tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • Tài năng trẻ của Việt Nam đạt giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế
    Tài năng trẻ Nguyễn Đức Kiên, học sinh của Học viện Âm nhạc quốc gia vừa giành giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế Fujairah lần thứ 06 tại Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).
  • Cơ hội quảng bá giá trị văn hóa làng nghề truyền thống Kim Bồng
    Làng Kim Bồng (thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) từ lâu đã nổi tiếng với bề dày lịch sử phát triển nghề mộc truyền thống và nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Cứ mỗi dịp đầu xuân, nhân dân và du khách lại có cơ hội tham gia vào một sự kiện mang đậm bản sắc văn hóa, đó là Lễ tế Tiền Hiền và Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng.
  • Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025
    Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/2 (tức 17 đến 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Chiếu miễn phí phim "Hồng Hà nữ sĩ" nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng và mừng Xuân Ất Tỵ 2025
    Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) tổ chức Đợt chiếu phim đặc biệt nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.
  • "Quận Ba Đình luôn phấn đấu giữ vững vai trò trung tâm chính trị, văn hóa và yên bình giữa lòng Thủ đô"
    Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa được Quận ủy đăng tải, lấy ý kiến góp ý nhân dân để trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII. Trong Dự thảo, Quận ủy Ba Đình nhấn mạnh: “Phát huy tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quận Ba Đình không ngừng phấn đấu để trở thành quận văn minh, hiện đại, giữ vững vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, và yên bình giữa lòng Thủ đô”.
  • [Inforgraphic] Kinh tế - xã hội TP Hà Nội tháng 1/2025
    Theo Cục thống kê Hà Nội, trong tháng 1 đầu năm 2025 khách quốc tế đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tăng 39,7%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 20,8%, thu ngân sách tăng 31,3% so với cùng ký năm 2024... là những điểm nhấn về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong tháng đầu tiên của năm mới 2025.
  • Bước mùa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bước mùa của tác giả Dương Văn Lượng.
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Khai hội đền Sóc năm 2025
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); sáng 3/2/2025, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội đền Sóc năm 2025, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
  • Hà Nội đón 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thắp lên cánh đồng mùa xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO