Tản văn

Phố cũ

Tản văn của Minh Nga 09:19 23/11/2024

Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…

pho-cu.jpg

Vẫn con đường nhỏ xinh dài chưa đầy 200m mà rợp bóng cây từ đầu phố đến cuối phố.

Đây rồi cây sấu già trước cổng khu tập thể. Nhớ năm xưa, mùa sấu ra hoa, đi đâu về đến cổng là ngửi thấy mùi hoa thanh mát, dìu dịu. Sau mỗi đêm, hoa sấu rụng trắng mặt đất. Cô bạn thân cảm tác bài thơ về hoa sấu có câu "ngàn vì sao rớt xuống từ đêm". Cứ mỗi mùa sấu, trẻ con cả khu tập thể hóng đợi mùa quả. Chẳng phải hóng để được ăn, mà là để thu hoạch bán lấy tiền liên hoan cuối hè. Chỉ được nhặt những quả hơi dập, hoặc quả non bị rụng về chấm muối. Đúng là trẻ con thời thiếu thốn, sấu chua vô cùng mà cứ nhai rau ráu một cách ngon lành. Ngước lên vòm sấu, tưởng tượng lại cảnh một chú đang cầm hèo ngoắc từng chùm sấu, lũ trẻ đứng dưới gốc hau háu ngước lên. Rồi mỗi khi có sấu rụng xuống là cả lũ chạy xô ra, tranh nhau nhặt, có khi còn cãi nhau. Để rồi cuối buổi, đứa nào đứa nấy ngồi đếm xem ai nhặt được nhiều hơn.

Cây sấu già đã chứng kiến biết bao cảnh sinh hoạt tập thể thời bao cấp. Nhà tập thể 3 tầng, mỗi căn chỉ vẻn vẹn 18m2. Mọi sinh hoạt khác như nấu ăn, tắm giặt, vệ sinh đều công cộng và phải đi xuống mặt đất. Lũ trẻ tập thể cứ đến giờ là hò nhau cùng đi vo gạo, rửa rau... Tết đến, thì rửa lá, đãi đỗ chuẩn bị nấu bánh chưng. Trời lạnh căm căm mà đứa nào má cũng ửng hồng vì vừa làm vừa buôn nổ như ngô rang. Thích nhất là ngồi luộc bánh chưng dưới gốc cây sấu. Bọn trẻ con cứ tranh người lớn đòi thức nửa đầu của đêm để còn tụ tập “chơi tú lơ khơ bôi râu”, lại thêm khoản nướng ngô, khoai, sắn. Bánh chưng cả khu cũng đều luộc chung. Hồi ấy các cụ ông đều là bộ đội nên thửa được những cái thùng phuy quân dụng to đại tướng. Mỗi thùng chứa khoảng ba mươi, bốn mươi chiếc. Bánh mỗi nhà đều có đánh dấu riêng để khỏi lẫn. Chuyện đánh dấu xanh đỏ tím vàng, dây thừng, dây vải này thường là đặc quyền của lũ trẻ, nhất là bọn con gái.

Lại bật cười nhớ trò "gội đầu tập thể". Cứ cách hai, ba hôm, lũ con gái tóc dài lại rủ nhau nhặt lá sấu rụng, rửa sạch, đem nấu lên rồi bưng ra giữa sân. Mỗi đứa một nồi, một chậu, một ghế gỗ. Vừa gội đầu lại vừa buôn, vui như Tết. Xưa chỉ gội cùng lá sấu (cùng lắm thêm nửa quả chanh) mà mái tóc cứ xanh mướt. Cũng không biết có phải gội đầu bằng lá sấu nhiều quá nên tóc tôi vừa dày, vừa đen?!
Cách khu tập thể không xa là hàng cây hoa sữa cứ đúng hẹn tháng 10 sẽ bắt đầu mùa ra hoa. Ngày ấy, dưới những cây hoa sữa này, lần đầu tiên bập bẹ tiếng yêu; lần đầu tiên trái tim run rẩy như chiếc lá chao nghiêng; lần đầu tiên biết thế nào là đưa đón… Có xe đạp không đi mà lại một tay dắt xe, một tay nắm tay người khác để kéo dài con đường về đến trước cổng nhà… Phố cũ còn đây, người năm ấy đã ở phương trời nào?

Kỷ niệm chìm trong bụi phủ thời gian tưởng chừng đã nhòa đi giờ chỉ cần một cơn gió heo may là thổi hết dấu vết thời gian. Dường như chỉ chờ một chiếc lá khẽ khàng chạm vào là chiếc hộp ký ức sẽ mở tung ra, bao nhiêu ký ức lại ứa tràn… Phố cũ còn đây, kỷ niệm còn đây. Phố nhỏ ơi, sẽ còn trở về đây!

Bài liên quan
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
(0) Bình luận
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Nhớ những cơn mưa quê hương
    Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
  • Hương sen vương vấn sợi trà
    Những ngày còn công tác ở Hà Nội, ông ngoại tôi đã xin được giống sen Hồ Tây về trồng trong đám ruộng lầy cải tạo thành ao, bờ mòn dần hóa thành đầm sen đầu tiên ở bản. Những nhà hàng xóm ngắm bông sen to, đẹp thơm ngát một vùng thì đến xin vài ngó già.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
  • Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết, Lễ hội Xuân năm 2025
    Để đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, phổ biến Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Phố cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO