Tản văn

Nhớ những cơn mưa quê hương

Tản văn của Trần Thủy 07:38 14/08/2024

Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...

7_6517abab43ab7.jpg

Tôi đưa tay hứng lấy vài giọt mát mềm. Sâu thẳm trong miền ký ức của tôi, những cơn mưa hằng ngủ quên bấy lâu nay như được đánh thức, cứ trôi hoài trôi mãi không thôi.

Ở nơi đó có gió. Gió từ đâu tụ về dồn dập, cuốn theo cỏ rác trên đường đi. Và mây, từng khối đen sầm sập đuổi ngang lưng trời. Mặt đê như cục than bị ai ném vào chậu nước, tỏa sức nóng hầm hập. Vài bóng người gánh đôi quang gánh thoăn thoắt, vội vàng chạy trốn cơn mưa. Lúc này, tôi lại thích phóng mình trên triền đê, hòa cùng tụi trẻ con trong khu tập thể. Tôi muốn ôm lấy gió, vứt mình vào gió, mặc cho gió miết những đợt mát lịm lên da thịt.

Lộp bộp… lộp bộp… mặt đường bỏng rẫy dịu dần. Chúng tôi nhảy lên hứng những hạt nước hiếm hoi, từ từ rồi ào ạt. Mưa quất vào mặt, thấm vào má, đổ tràn trên mái tóc khét lẹt. Đã bao lâu rồi chúng tôi thiếu mưa? Những ngày dãi dề đi nhặt cua ngoi hay mót thóc ngoài đồng, mặt mũi đỏ gay, nhễ nhại. Đất khô cằn, nẻ toác. Bàn chân dẫm phải gốc rạ sắc nhọn. Chỉ có ông mặt trời vẫn thản nhiên chang nắng. Cây cối im phăng phắc, đến cọng cỏ cũng héo rũ mong mưa.

Và mưa đến, cây cối như được thấm tháp hồi sinh, mơn mởn vươn mình. Lòng đất mở rộng, ôm hết tất cả những hạt ngọc trời ngấm xuống mạch nguồn, cho thỏa thuê chuỗi ngày nắng hạn. Chúng tôi cười khanh khách reo hò trong mưa, há miệng để những giọt nước mát lành rơi xuống cổ họng, mặc cho tiếng sấm, tiếng sét như rạch nát bầu trời.

Trong chái bếp lợp giấy dầu, cha tôi lúi húi đánh vật với đống củi bị mưa hắt. Khói quẩn vào người cha thành một khối mờ ảo. Ngọn lửa yếu ớt, liu riu rồi bất chợt bùng lên. Mưa bong bóng, hết lớp nọ nối lớp kia. Nước từ giọt gianh chảy vào máng tôn rào rào, nước tràn qua sân mang theo đất cát đỏ quạch. Bữa cơm tối đạm bạc. Cả nhà quây quần bên ngọn đèn dầu leo lét. Chỉ có canh rau tập tàng và mấy miếng cá khô, riêng mẹ mới sinh em bé được thêm quả trứng luộc. Thỉnh thoảng, vài giọt mưa chui qua mái lá rơi độp cả vào bát canh. Cha bảo mưa to thế này, nước từ đầu nguồn đổ về rất nhiều cá.

Như một thói quen, hễ những cơn mưa mùa hạ tới, cha lại vác vó đi kéo cá đêm. Tôi đã nhiều lần được theo cha. Cả hai, một lớn một bé thấp thoáng trong màn mưa trắng xóa, như hai cái bóng che chở cho nhau bên dòng sông đục ngầu. Vó của cha có cần là một cây tre đực vàng óng, hai cái gọng bóng lừ dài gần bằng nửa thân tre được bắt chữ thập vào nhau để mắc lưới. Chỗ cha đứng thường gần nơi có cống, nước đổ ào ào. Cứ khoảng mươi phút, cha cong người cất vó. Tôi hồi hộp nhìn theo vạt nước được nhấc lên, vơi dần, để lộ ở giữa những chú thầu dầu, cá diếc, cá mè… phơi bụng. Tôi giúp cha nhặt mớ cá vào xô. Mưa càng lâu, cái xô sắt của cha càng đầy, lấp lánh những vảy cá tươi rói. Cha thường bắt tôi về ngủ sớm, chỉ còn mình cha giữa màn đêm bùng nhùng với mưa và sấm chớp. Nhưng điều đó không làm cha nản, bởi món quà cha mang về cho cả nhà là những bữa cơm giàu đạm. Tôi vẫn nhớ món cá thầu dầu kho tiêu ăn mãi không chán, món cá nheo nấu canh chua dọc mùng, hay món ruốc cá đậm đà đưa miệng. Nhìn lũ con hớn hở khi được ăn ngon, cha vui lắm. Cha chẳng mong gì hơn, chỉ mong thỉnh thoảng ông trời làm mưa cho cha dầm mình,để những đứa con không phải thèm thuồng ngóng ngày cha lĩnh tem phiếu mới được mua suất thịt.

Mưa mùa hạ đến nhanh và bất chợt. Nhưng sau mỗi cơn mưa, đó là lúc đất trời mát mẻ, thanh khiết vô cùng. Dường như tất cả những bụi bặm, ô tạp đã được gột rửa sạch sẽ thơm tho đến từng kẽ nhỏ. Vạn vật lung linh trong ánh nắng nhẹ nhàng. Con đường như thoáng hơn, bầu trời thênh thang càng thêm trải rộng. Giàn mướp mé hiên bò thêm nhiều ngọn, vạt rau muống ngậm nước xanh nõn, và những trái bầu dài thêm được vài phân. Đàn vịt thỏa thuê lặn ngụp trên con mương nhỏ. Dưới cánh đồng, bác nông dân tranh thủ bửa đất ra cày. Lũ trẻ chúng tôi chạy theo sau nhặt giun đất, tiếng cười, tiếng nói vang cả triền đê. Chẳng còn đâu những oi bức, ngột ngạt, những hanh hao, khô hạn đã qua. Lòng người hòa cùng trời đất, dịu dàng, an yên đến lạ thường.

Mưa mùa hạ luôn mang trong mình nhựa sống cho cây cối hồi sinh, trăm hoa đua nở. Nhưng không hiểu sao, khi đưa mắt nhìn vào thăm thẳm màn mưa, tôi vẫn thấy thấp thoáng những mông lung, đầy diệu vợi. Phải chăng, trong mỗi niềm vui vẫn hiện hữu những giọt buồn. Ngày tôi biết tin mình không đủ điểm vào ngành học yêu thích, cũng là một ngày trời đổ cơn mưa. Tôi lặng nhìn những bong bóng nước nở to rồi vỡ xẹp. Giống như giấc mơ đầu đời của tôi, tan biến vào mưa, trôi theo dòng nước chảy dài. Tôi khóc, thấy mình thất bại, luôn tự trách bản thân và lo lắng cho tương lai. Giống như màn mưa giăng mắc ngoài kia, xa xăm, mờ mịt. Nhưng, chẳng có cơn mưa nào là mãi mãi. Trời vẫn hửng nắng sau những cơn mưa. Tôi tự yêu lấy nỗi buồn, coi đó như một trải nghiệm để trưởng thành hơn. Và tôi cũng biết, trường đời mới là ngôi trường chính thức. Công việc mình toàn tâm toàn ý, sẽ luôn mang đến thành công.

Giờ đây, sau gần hai mươi năm sinh sống ở nước ngoài, tôi vẫn chờ đón những cơn mưa khi mùa hạ đến. Có gì đâu, bởi tôi tìm thấy tuổi thơ thanh bình, êm ái, thấy hình ảnh người cha kính yêu đã hóa mây vàng, thấy nghị lực niềm tin thanh xuân của chính mình phản chiếu trong những màn mưa./.

Sâu thẳm trong miền ký ức của tôi, những cơn mưa hằng ngủ quên bấy lâu nay như được đánh thức, cứ trôi hoài trôi mãi không thôi.

Bài liên quan
  • Hương sen vương vấn sợi trà
    Những ngày còn công tác ở Hà Nội, ông ngoại tôi đã xin được giống sen Hồ Tây về trồng trong đám ruộng lầy cải tạo thành ao, bờ mòn dần hóa thành đầm sen đầu tiên ở bản. Những nhà hàng xóm ngắm bông sen to, đẹp thơm ngát một vùng thì đến xin vài ngó già.
(0) Bình luận
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Hương sen vương vấn sợi trà
    Những ngày còn công tác ở Hà Nội, ông ngoại tôi đã xin được giống sen Hồ Tây về trồng trong đám ruộng lầy cải tạo thành ao, bờ mòn dần hóa thành đầm sen đầu tiên ở bản. Những nhà hàng xóm ngắm bông sen to, đẹp thơm ngát một vùng thì đến xin vài ngó già.
  • Những cô hàng xén bây giờ ở đâu?
    Sớm mai, khi mà trời mới tảng sáng, có khi còn cả giăng với sao, có khi thì mờ sương chả rõ mặt người, người làng này, làng kia đã cùng đi chợ sớm. Ai cũng mong những bán sớm mua sớm cho chọn được hàng ưng ý. Có những khi mưa gió, áo tơi, nón che không nhận ra nhau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Nhớ những cơn mưa quê hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO