ngày Tết

Mâm ngũ quả
Vừa về đến nhà, tôi đã thấy bà tôi chặt buồng chuối tiêu xanh to tướng. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Bà ơi, chuối xanh thế này sao bà lại chặt ạ?”
  • Thắp lên cánh đồng mùa xuân
    Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
  • [Podcast] “Chơi chữ” ngày Tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Những câu đối treo trong ngày Tết thường mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở mỗi chúng ta về những điều tốt đẹp, về đạo đức, về lối sống, về cách hành xử hàng ngày. Đó còn là ý nghĩa thể hiện ước mơ, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thành công, tấn tài tấn lộc.
  • Mâm cơm đoàn viên ngày Tết: Khi hạnh phúc đơn giản là hai chữ sum vầy
    Dù không đầy sơn hào hải vị, bữa cơm đoàn viên vẫn là bữa cơm ngon nhất trong năm bởi ở đấy có hương vị hạnh phúc tròn đầy.
  • Thủ tướng yêu cầu các địa phương đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Ất Tỵ
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện hỏa tốc về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, các địa phương chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch phòng ngừa tai nạn giao thông và giữ gìn trật tự, an toàn giao thông phục vụ Nhân dân đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
  • Món ăn ngày Tết lưu trong thơ xưa
    Ông bà ta thường nói ăn Tết nhiều hơn là chơi Tết. Muốn nói ý chơi thì thường nói là chơi xuân. Nếu coi ngôn ngữ là cái vỏ của ý thức, thì cái vỏ ăn Tết chơi xuân cũng cho thấy cái lõi của ngày Tết là sự ăn. Ôn lại những Tết xưa, để cho đầy đủ phải nói cả ăn, cả chơi. Ăn, thường chỉ ba ngày “Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết/ Kiết cú như ta cũng rượu chè” (Tú Xương). Chơi, có thể cả tháng Giêng - “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Tết đến, xuân về, xin điểm cái sự ăn, qua thơ Tết của các nhà thơ cổ điển.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO