Tản văn

Nhớ miền tết xưa

Tản văn của Lê Minh 16:11 29/01/2025

Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.

image-1-.png

Nhớ những chiều ba mươi rộn ràng đón Tết, cả nhà quây quần ngồi gói bánh, tôi mừng rỡ reo lên khi những chiếc bánh chưng xanh vuông vức được buộc lại bởi những chiếc lạt mềm. Âm thanh vui tươi hòa lẫn tiếng cười của ông bà, cha mẹ ấy đã in dần vào tâm trí, tâm hồn tôi. Nồi bánh được bắc lên bếp. Tiếng lửa reo vui, tiếng lách tách của củi, tiếng lục bục nồi bánh đã sôi. Vài giọt nước khẽ rớt xuống bếp thơm phức. Làn khói bay cay xè con mắt đang háo hức. Thi thoảng bố lại mở nắp nồi bánh đổ thêm nước vào. Bên nồi bánh, tôi được nghe bố kể nhiều chuyện về Tết.

Mẹ lúi húi nấu nước lá mùi già, dặn anh em tôi khi tắm phải dội nước từ trên đầu xuống để thanh tẩy, gột rửa ưu tư muộn phiền năm cũ, mừng đón may mắn tốt lành trong năm mới. Rồi mẹ sửa soạn luộc gà, đơm đĩa xôi gấc đầy ắp tròn vo và cẩn thận đặt con gà lên trên. Mẹ vừa làm vừa nói với tôi về thức cúng, rằng trên thế gian này chỉ có gà mới có thể đánh thức được mặt trời, mặt trời thức dậy bởi tiếng gà gáy. Vì thế giao thừa nhà nhà đều thường đồ xôi gấc, màu đỏ rực rỡ tượng trưng cho mặt trời sẽ mang ánh sáng, ấm áp đến gia đình. Gà cúng phải chọn gà trống hoa chưa mọc cựa, mới tập gáy le te, chưa đạp mái. Gà có âm Hán Việt là “kê”, đồng âm với chữ “cát” nghĩa là cát tường, may mắn. Mẹ nói, gà còn biểu tượng cho ngũ thường “nhân - lễ - nghĩa - trí - tín” của người quân tử.

Bày biện mọi thứ xong xuôi, mẹ quay sang nấu bình trà hoa cúc. Mẹ nói, cúc là loài hoa có trong tứ quý, tứ hữu và cả tứ thời. Các cụ ngày xưa thường ví hoa cúc với người quân tử. Người quân tử làm bạn với hoa, thường vẽ hoa cúc trong đáy chén của mình để mỗi khi độc ẩm, nâng chén lên là thấy mặt hoa. Theo người xưa, hoa cúc tượng trưng cho khí tiết của người quân tử “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (Lá không rời cành, hoa không rụng xuống đất) hàm ý tượng trưng cho sự kiên trung của người quân tử ngày xưa, còn là minh chứng cho sự chung tình sắt son, mãi mãi không chia lìa. Trong rất nhiều bức tranh dân gian, hoa cúc và gà trống thường song hành, người ta gọi hình ảnh ấy là “cửu cát” (hoa cúc đồng âm với chữ “cửu” trong tiếng Hán) mang ý nghĩa cầu mong mọi sự tốt đẹp được bền vững, lâu dài.

Đến khoảng 23 giờ 30, bố chuẩn bị thêm bàn kê để cúng giao thừa ở ngoài sân. Anh em chúng tôi xúng xính trong bộ quần áo mới, đợi đồng hồ điểm đúng số 12 để đón nhịp thời gian giao hòa sang năm mới. Cả nhà mừng đón giây phút thiêng liêng, cầu mong mọi điều tốt đẹp. Mùi trầm hương theo gió bay ngào ngạt, mùi khói pháo thơm nồng mang màu may mắn, tôi hít hà hương của trời đất, cành đào xinh bên cạnh cũng nghiêng mình đâm nụ thắm tươi. Cúng xong, bố chỉ tay lên trời nói: “Con biết không, ngay giờ khắc này là sự chuyển giao công việc của hai vị hành khiển, người hành khiển năm cũ sẽ bàn giao lại công việc cho người hành khiển năm mới. Hai vị ấy nhìn xuống trần gian mỉm cười khi được nhà nhà người người “tống cựu nghinh tân”.

Rồi bố chỉ tay lên bức hoành phi kính cẩn treo giữa bàn thờ gia tiên, chậm rãi đọc từng chữ cho anh em chúng tôi nghe “Hiếu nghĩa vi tiên”. Bố vỗ vai tôi “sau này trưởng thành hãy làm một người đàn ông trụ cột đúng nghĩa, phải duy trì đạo lý về tôn ti trật tự của nhà mình nghe con”. Bố tôi có thú chơi tranh Đông Hồ ngày Tết. Bố nói, thấy tranh Đông Hồ là thấy Tết ngay sát cửa. Mỗi bức tranh là một câu chuyện mà bố thường kể tôi nghe vào dịp này. Một dòng tranh dân gian Việt Nam họa hồn trên những tờ giấy điệp. Tôi đắm chìm vào những điều bố kể, bố giảng giải. Có lần, tôi ngây ngô hỏi bố “Bố ơi, Tết là gì?”, bố tôi mỉm cười trả lời “Tết là dịp để tình thân trong gia đình thêm thắt chặt”.

“Xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàn”. Một năm bắt đầu bằng mùa xuân và Tết chính là dấu ấn đậm nét nhất khắc họa giây phút giao mùa. Mùa xuân gói Tết trong lòng để nở hoa yêu thương. Tết để ta ngưỡng vọng, tri ân cội nguồn, trả ơn người mình thọ ơn, được đi sâu vào văn hóa, phong tục của dân tộc để thấy yêu hơn đất nước quê hương mình. Tết về, ngay cả hạt mưa cũng náo nức, mùi trầm hương ngào ngạt theo gió bay xa. Tôi muốn mình được trở về quá khứ, muốn được tìm dáng mình ngày xưa thuở bé, muốn được tựa cửa mong mẹ đi chợ Tết về, muốn được hít hà mùi hương chứa trọn đất trời, được quây quần bên bếp lửa, trông bánh chưng nghe những điều hay.

Tôi rất nhớ bố. Ngày bố rời xa anh em tôi, cuối năm ấy, cây đào phai trước nhà cũng nhạt nhòa với gió. Trời đất vẽ bức tranh xuân tuyệt vời cho thế gian, những người thân đã khắc tạc yêu thương cho cuộc đời. Mùa xuân vẽ hoa, vẽ thêm tóc mẹ ta màu trắng…

Bài liên quan
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
(0) Bình luận
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Thắp lên cánh đồng mùa xuân
    Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Nhớ miền tết xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO