Thế giới điện ảnh

Phim truyện điện ảnh “Tro tàn rực rỡ” giành 5 giải thưởng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23

Hương Giang 17:07 26/11/2023

Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 diễn ra TP Đà Lạt (Lâm Đồng), phim truyện điện ảnh “Tro tàn rực rỡ” giành các giải thưởng Bông sen Vàng, Đạo diễn xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Âm nhạc xuất sắc và Nam diễn viên phụ xuất sắc phim truyện điện ảnh.

4.jpg
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 diễn ra tại tỉnh Lâm Đồng.

Sau 5 ngày diễn ra tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 đã bế mạc, trao giải vào tối ngày 25/11 và TP Hồ Chí Minh sẽ là nơi tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 24.

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23 với thông điệp “Xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn” có số lượng phim đăng ký tham gia nhiều nhất từ trước tới nay với các thể loại ở các hạng mục như 31 phim truyện điện ảnh, 82 phim tài liệu, 23 phim khoa học, 43 phim hoạt hình. Ban tổ chức đã lập hội đồng để tuyển chọn phim vào chương trình phim dự thi với 16 phim truyện, 31 phim tài liệu, 19 phim khoa học, 25 phim hoạt hình và chương trình phim toàn cảnh gồm 14 phim truyện, 20 phim tài liệu, 4 phim khoa học, 18 phim hoạt hình.

Trong đó, Liên hoan phim Việt Nam 2023 có 16 phim điện ảnh được chọn dự thi gồm Đất rừng phương Nam, Tro tàn rực rỡ, Em và Trịnh, Nhà bà Nữ, 578, 9, Cô gái từ quá khứ, Con Nhót mót chồng, Đào phở và piano, Người vợ cuối cùng, Hồng Hà nữ sĩ FANTI, Hoa nhài, Kẻ ẩn danh, Mẹ ơi Bướm đây, Mười: Lời nguyền trở lại. Tại buổi lễ, ban tổ chức đã công bố và trao tặng 13 giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc, 25 giải cá nhân xuất sắc và UBND tỉnh Lâm Đồng trao giải thưởng dành cho phim có bối cảnh quay tại địa phương.

Theo đó, giải Bông sen Vàng cho phim truyện điện ảnh thuộc về bộ phim “Tro tàn rực rỡ” (Công ty TNHH Ân Nam Films, Viet Vision và Fleur De Lys sản xuất), giải Bông sen Bạc được trao cho các bộ phim “Mẹ ơi, Bướm đây” (Công ty cổ phần Truyền thông DZS), “Em và Trịnh” (Công ty cổ phần Giải trí và Giáo dục Galaxy), “Đào, Phở và Piano” (Công ty cổ phần Phim truyện I sản xuất).

3.jpg
Trao giải Bông sen Vàng cho phim truyện điện ảnh “Tro tàn rực rỡ”.

Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao các giải Bông sen Vàng, Bông sen Bạc cho các thể loại phim tài liệu, phim khoa học và phim hoạt hình. Giải các hạng mục xuất sắc gồm đạo diễn của từng thể loại và đạo diễn phim truyện đầu tay, tác giả kịch bản, quay phim, nam nữ diễn viên phụ và nam nữ diễn viên chính trong phim truyện điện ảnh, họa sĩ thiết kế, âm thanh và âm nhạc, kỹ xảo điện ảnh, giải thưởng của ban giám khảo và giải thưởng do khán giả bình chọn.

Bộ phim “Em và Trịnh” được UBND tỉnh Lâm Đồng trao giải thưởng “Lâm Đồng - Cao nguyên hùng vĩ” dành cho phim có bối cảnh quay tại Lâm Đồng. Trong 5 ngày diễn ra đã có hơn 10 nghìn lượt khán giả đến xem phim tại hệ thống rạp Cinestar và 30 buổi chiếu phim lưu động, chiếu phim và giao lưu với các đoàn làm phim tại Trường Đại học Đà Lạt, Trường Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng và Học viện Lục quân cùng một số địa phương tỉnh Lâm Đồng.

Phát biểu bế mạc, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết, Liên hoan phim Việt Nam - sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc gia đã hoàn thành tốt đẹp và ghi được dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả, các nghệ sĩ điện ảnh.

Cũng theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông để Điện ảnh Việt Nam tiếp tục phát triển, đòi hỏi sự nỗ lực của các cơ quan quản lý ngành, các nhà hoạt động điện ảnh, các doanh nghiệp sản xuất, phát hành - phổ biến phim và sự ủng hộ của công chúng khán giả. Đội ngũ những người hoạt động điện ảnh, các nghệ sĩ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ để vừa tiếp thu được tinh hoa của điện ảnh thế giới, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam để có những tác phẩm xuất sắc thu hút công chúng khán giả góp phần xây dựng điện ảnh trở thành nền công nghiệp văn hóa vươn ra thị trường quốc tế.

Tại Lễ bế mạc, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã trao cờ đăng cai Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 24 cho đại diện lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh.

Giải thưởng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23

  • GIẢI PHIM

- Phim truyện điện ảnh:

Bông sen Vàng: Tro tàn rực rỡ

Bông sen Bạc: Em và Trịnh; Đào, phở và piano; Mẹ ơi, Bướm đây

Giải thưởng của ban giám khảo: Con Nhót mót chồng

Giải thưởng Phim được yêu thích nhất (do khán giả bình chọn): Siêu lừa gặp siêu lầy

Giải thưởng Cao nguyên hùng vĩ của UBND tỉnh Lâm Đồng dành cho phim bối cảnh được quay tại Lâm Đồng: Em và Trịnh

- Phim tài liệu:

Bông sen Vàng: Những đứa trẻ trong sương

Bông sen Bạc: Hai bàn tay, Trời Hà Nội mãi xanh - Bầu trời của hòa bình

Giải thưởng của ban giám khảo: Đường đến hòa bình và Người ơi đừng khóc cuối đường

- Phim khoa học:

Bông sen Vàng: Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong chữa cháy

Bông sen Bạc: Rác chìm

Giải thưởng của ban giám khảo: Đất ô nhiễm và Giải mã dấu vết vụ cháy

- Phim hoạt hình:

Bông sen Vàng: Giấc mơ của con

Bông sen Bạc: Nụ cười, Bà của Đỗ Đỏ

Giải thưởng của ban giám khảo: Cây ổi thiên đường và Nữ tướng Mê Linh

- Kỹ xảo điện ảnh xuất sắc (phim truyện điện ảnh): Phim Cô gái đến từ quá khứ

  • GIẢI CÁ NHÂN

- Nữ diễn viên chính xuất sắc phim truyện điện ảnh: Đinh Y Nhung và Mai Cát Vi phim Mẹ ơi Bướm đây

- Nam diễn viên chính xuất sắc phim truyện điện ảnh: Thái Hòa phim Con Nhót mót chồng

- Nữ diễn viên phụ xuất sắc phim truyện điện ảnh: Bùi Lan Hương phim Em và Trịnh

- Nam diễn viên phụ xuất sắc phim truyện điện ảnh: Lê Công Hoàng phim Tro tàn rực rỡ

- Đạo diễn xuất sắc:

Phim truyện điện ảnh: Bùi Thạc Chuyên (Tro tàn rực rỡ)

Phim tài liệu: Hà Lệ Diễm (Những đứa trẻ trong sương)

Phim khoa học: Nguyễn Thu (Đất ô nhiễm)

Phim hoạt hình: Nguyễn Quang Trung (Nụ cười)

- Tác giả kịch bản xuất sắc:

Phim truyện điện ảnh: Lưu Huỳnh (Mẹ ơi, Bướm đây)

Phim tài liệu: Đặng Thị Linh (Hai bàn tay)

Phim khoa học: Trịnh Quang Bách (Hố đen)

Phim hoạt hình: Nguyễn Quang Thiều (Cây ổi thiên đường)

- Quay phim xuất sắc:

Phim truyện điện ảnh: Nguyễn K'Linh (Tro tàn rực rỡ) và Nguyễn Phan Linh Đan (Cô gái đến từ quá khứ)

Phim tài liệu: Nguyễn Thiên Định (Biển đói)

Phim khoa học: Vũ Trọng Quảng, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Bảo Khánh (phim Sinh tồn)

- Họa sĩ xuất sắc:

Phim truyện điện ảnh (họa sĩ thiết kế xuất sắc): Họa sĩ Ghia Ci Fam (Người vợ cuối cùng)

Phim hoạt hình: Họa sĩ tạo hình: Bùi Mạnh Quang (Kỳ tích đầm Dạ Trạch); Họa sĩ diễn xuất: Nhóm họa sĩ phim Đại Hành hoàng đế.

- Âm nhạc xuất sắc:

Phim truyện điện ảnh: Tôn Thất An (Tro tàn rực rỡ)

Phim hoạt hình: Lương Ngọc Châu (Sương mù)

- Đạo diễn phim đầu tay xuất sắc (phim truyện điện ảnh): Andy Nguyễn (phim Fanti)

- Âm thanh xuất sắc:

Phim truyện điện ảnh: Vick Võ Hoàng (Em và Trịnh)

Phim tài liệu: Chu Đức Thắng và Đào Thị Hằng (Thép trong lòng biển sâu)

Phim khoa học: Dương Ngọc Hòa (Đàn đá - Báu vật cổ xưa)

Phim hoạt hình: Nguyễn Duy Long (Đại Hành hoàng đế)

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Phim truyện điện ảnh “Tro tàn rực rỡ” giành 5 giải thưởng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO