Phát huy giá trị di sản phố cổ Hà Nội

HNM| 21/10/2020 11:59

Là di sản đô thị gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Kinh đô Thăng Long - Thủ đô Hà Nội, khu phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) sở hữu khối di sản lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật... đồ sộ và phong phú. Gìn giữ, phát huy hiệu quả di sản phố cổ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần trong cộng đồng, thúc đẩy du lịch phát triển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, song trong quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.

Phát huy giá trị di sản phố cổ Hà Nội
Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị di sản phố cổ, góp phần phát triển du lịch. Trong ảnh: Du khách tham quan phố bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Nguyễn Quang

Vướng mắc giữa bảo tồn - phát triển

Khu phố cổ Hà Nội được xác định trong 79 tuyến phố, 83 ô phố thuộc 10 phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Nơi đây sở hữu hơn 100 di tích đền, chùa, miếu, nhà cổ... cùng dấu ấn đậm nét về phong tục, tập quán, lối sống cư dân kinh thành ngàn năm, thông qua khối di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, từ ẩm thực dân gian, nghề thủ công... đến lễ hội truyền thống.

Theo Phó Trưởng ban Quản lý phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan, khu phố cổ có vị trí đặc biệt trong nội đô lịch sử, gắn liền với tiến trình phát triển của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. “Với những giá trị này, khu phố cổ đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 2004, được tập trung nguồn lực, triển khai nhiều sáng kiến, giải pháp để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản, đẩy mạnh thương mại - du lịch”, bà Trần Thị Thúy Lan thông tin.

Bên cạnh những kết quả đạt được, không gian phố cổ Hà Nội cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là những vướng mắc trong “bài toán” bảo tồn và phát triển. Là di sản “sống”, lại nằm giữa Thủ đô, khu phố cổ Hà Nội có mật độ dân số dày đặc, các hoạt động kinh tế luôn sôi nổi, văn hóa đa dạng. Vì thế, việc giữ gìn hình thái không gian, kiến trúc cảnh quan còn gặp nhiều khó khăn, trong khi biện pháp cải thiện điều kiện sống bên trong các tuyến phố, nhà cổ xuống cấp vẫn chưa đồng bộ.

Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh nhận định, kinh tế phát triển, nhu cầu kinh doanh đa dạng khiến các phố nghề, phường nghề dần biến đổi. Hiện những khu phố gắn với nghề nghiệp hoặc mặt hàng đặc trưng ngày càng mất dần. Đa số các phố chỉ còn lại các tên gọi phố Hàng Gà, Hàng Da, Hàng Chiếu, Hàng Mắm… nhưng lại không còn kinh doanh các mặt hàng như tên gọi.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, từ năm 2013, quận Hoàn Kiếm đã triển khai Đề án giãn dân khu phố cổ Hà Nội, với mục tiêu di chuyển hơn 6.500 hộ, 27 nghìn người, giảm sức tải cho khu vực. Tuy nhiên, quá trình triển khai nảy sinh không ít vướng mắc, cần tiếp tục được điều chỉnh quy hoạch kiến trúc và thay đổi cơ chế đầu tư, dẫn đến hiệu quả triển khai chưa cao. Cùng với đó, việc khai thác du lịch trong không gian phố cổ chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị.

Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu, các di sản văn hóa chưa được kết nối thành vệt tham quan hiệu quả; chưa có nhiều cơ sở dịch vụ đăng ký tiêu chuẩn phục vụ; tình trạng chèo kéo, chặt chém du khách vẫn tồn tại...

Giữ gìn bản sắc, tạo đà phát triển du lịch di sản        

Theo Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố Hà Nội, Nguyễn Thanh Bình, để giải quyết những tồn tại, thách thức trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản phố cổ Hà Nội, giữ gìn hiệu quả bản sắc văn hóa, tạo đà cho du lịch di sản phát triển, quận Hoàn Kiếm cần tập trung đẩy mạnh thực hiện Đề án giãn dân khu phố cổ Hà Nội cũng như đầu tư cho công tác quy hoạch, bổ sung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, gồm: Không gian công cộng, bãi đỗ xe, không gian ngầm… Bên cạnh đó, cần chú trọng gìn giữ, nhân lên phong cách, lối sống thanh lịch Tràng An như một cách bảo tồn, phát huy giá trị di sản, tăng sức hút cho hoạt động thương mại, du lịch tại đây.

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, quận Hoàn Kiếm cần huy động sự tham gia hơn nữa từ phía cộng đồng, gắn quyền lợi kinh tế - xã hội của người dân với công tác bảo vệ, phát huy giá trị không gian phố cổ. Khi chính những người đang sinh sống ở phố cổ muốn bảo vệ và có ý thức bảo vệ những giá trị truyền thống của phố cổ thì mới đạt hiệu quả nhất.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của quận trong thời gian tới là thực hiện có hiệu quả Đề án giãn dân khu phố cổ; đồng thời hoàn chỉnh cơ chế, chính sách để quản lý khai thác đối với các diện tích nhà, đất của các hộ dân đã di chuyển. Các giải pháp trọng tâm là huy động xã hội hóa nguồn lực; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản...

“Hiện nay, quận Hoàn Kiếm đang chờ UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quyết định điều chỉnh cơ chế đầu tư xây dựng dự án giãn dân phố cổ. Bên cạnh cơ chế, chính sách, vẫn cần sự chung sức, chung lòng của người dân trong nhiệm vụ gìn giữ, phát huy giá trị di sản đặc biệt này”, ông Phạm Tuấn Long nhấn mạnh.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
  • Lệ Quyên mở màn chuỗi concert L'Amour show "Love in the cloud"
    Vừa qua, đêm nhạc của tình yêu đã được tổ chức trong không gian bồng bềnh như mây tại Hôtel de l'Amour Tam Đảo, với phần trình diễn của "nữ hoàng bolero" Lệ Quyên. Đây là chương trình mở màn cho chuỗi concert mang tên: L'Amour show "Love in the cloud".
Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di sản phố cổ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO