Du lịch bốn phương

Nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch

Nguyễn Lâm 02/05/2024 10:29

Theo Trung tâm thông tin du lịch, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, trong 5 ngày nghỉ lễ, công suất phòng trung bình tại các cơ sở lưu trú du lịch trên phạm vi toàn quốc đạt khoảng 60%, trong những ngày cao điểm đạt trên 70%, một số điểm đến ven biển đạt tỷ lệ lấp đầy 95-100% trong thời gian nghỉ lễ.

7.jpg
Thăm quan phố phường Hà Nội bằng xích nô là một trải nghiệm thú vị được nhiều du khách lựa chọn khi đến Hà Nội. (ảnh: Minh Huệ)

Hầu hết các địa bàn du lịch trọng điểm trên cả nước cũng đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi lượng khách tăng cao so cùng kỳ năm 2023. Thời gian nghỉ dài cùng thời tiết nắng nóng nên các địa phương có điểm du lịch biển được đặc biệt ưa chuộng.

Thanh Hóa là một trong những địa phương đón lượt khách du lịch cao nhất trong dịp lễ vừa qua khi phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8% so cùng kỳ năm 2023.

Bên cạnh Thanh Hóa, Quảng Ninh cũng là địa phương đón trên 1 triệu lượt khách trong cả dịp lễ. Toàn tỉnh đón gần 1,02 triệu lượt khách, tăng 48% với tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.210 tỷ đồng, tăng 53% so cùng kỳ năm ngoái.

Tỉnh Khánh Hòa đã phục vụ khoảng 969,9 nghìn lượt khách, tăng 21,5% với tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1,3 tỷ đồng, tăng 53% so cùng kỳ năm trước. Tỉnh Nghệ An đã đón khoảng 950 nghìn lượt khách, tăng 22% với tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng hơn 1,7 ngàn tỷ đồng.

Hà Nội phục vụ khoảng 737.900 lượt khách, tăng 4%; Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, tăng gần 10%. Bà Rịa - Vũng Tàu phục vụ khoảng 626.360 lượt khách, tăng 25%; Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 668,8 tỷ đồng, tăng 12,5%. Đà Nẵng phục vụ khoảng 336.000 lượt khách, tăng 11,6%; Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.3360 tỷ đồng, tăng 12,7%...

Cục Du lịch quốc gia cho biết, dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày nên hầu hết các điểm đến đã đón lượng khách nhiều hơn, thời gian lưu trú dài hơn, doanh thu tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Đáng lưu ý, số lượng khách quốc tế vẫn có đà tăng trưởng tốt dù đã qua mùa cao điểm.

Đánh giá về tín hiệu vui của ngành du lịch trong kỳ nghỉ lễ, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, các địa phương đã chuẩn bị kỹ lưỡng hoạt động du lịch, kích cầu du lịch, giảm giá, khuyến mại sản phẩm. Tiêu biểu là các sự kiện: Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội, Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch 2024 “Quảng Nam - Miền xanh Di sản"...

Bên cạnh đó, các hoạt động lễ hội biển, sự kiện tổ chức dịp này đã tạo điểm nhấn thu hút du khách, điển hình như: Carnaval Hạ Long - Bừng sáng kỳ quan; khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2024 với chủ đề “Sóng mùa hè”; lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024; Tuần văn hóa du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2024; Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024; Lễ hội hoa hồng Fansipan…

Tuy nhiên, để thích ứng với giá vé máy bay nội địa tăng cao, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã đa dạng hóa loại hình tour theo hướng tăng tour đi xe ô tô chất lượng cao ở những chặng ngắn; kết hợp các phương tiện tàu hỏa, ô tô, đường thủy ở những chặng xa, vừa giảm giá thành tour, vừa tăng trải nghiệm cho khách./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO