Hoạt động hội

Phát động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”

Thụy Phương 14/05/2024 14:07

Sáng 14/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”.

Tham dự lễ phát động có các đồng chí: Trần Thị Vân Anh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội; Hoàng Quốc Việt - Trưởng ban Văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cùng đại diện các phòng/ban chuyên môn các sở, ban, ngành thành phố; đại diện Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cùng đông đảo các văn nghệ sĩ đến từ 9 Hội chuyên ngành.

phat-dong-1.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội phát biểu tại lễ phát động.

Phát biểu tại lễ phát động, NSND Trần Quốc Chiêm – Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cho biết: Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển” là một hoạt động ý nghĩa của giới văn nghệ sĩ Thủ đô nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Quốc phòng toàn dân.

Đối tượng tham gia cuộc vận động là hội viên 9 hội chuyên ngành trong toàn Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. Thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng nghệ thuật và Tổ Thư ký được gửi tác phẩm tham gia hưởng ứng cuộc vận động nhưng không được tham gia xét chọn giải thưởng.

phat-dong-4.jpg
Quang cảnh lễ phát động.

Nội dung tác phẩm phản ánh các giá trị văn hóa lịch sử của Thăng Long – Hà Nội; đề cao và tôn vinh những giá trị đạo đức, truyền thống, phù hợp với cuộc sống hiện đại của con người Thủ đô trong giai đoạn hiện nay. Phản ánh về đề tài công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp và xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo; những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, giữ gìn an ninh, chính trị ở địa phương; về miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn Hà Nội. Ghi nhận, thể hiện, cổ vũ sự phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025.

Tác phẩm tham gia cuộc vận động bao gồm các loại hình nghệ thuật: Văn học, Âm nhạc, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật, Kịch bản Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Văn nghệ dân gian, Kiến trúc. Với mỗi loại hình cũng có những những yêu cầu cụ thể, mang những nét đặc trưng riêng.

Theo thể lệ, các tác phẩm tham dự cuộc vận động là những tác phẩm hoàn chỉnh, chưa được đăng tải trên sách, báo hoặc tham dự bất kỳ cuộc thi nào. Không chấp nhận tác phẩm dự thi sao chép tác phẩm khác dưới mọi hình thức. Sau khi tác phẩm dự thi đạt giải, có tranh chấp về quyền tác giả và được cơ quan có thẩm quyền công bố tác phẩm đạt giải thuộc tác giả khác hoặc có sự đóng góp của đồng tác giả khác, Ban tổ chức sẽ xem xét xử lý theo quy định và thu hồi giải thưởng.

phat-dong-2.jpg
Bà Trần Thị Vân Anh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phát biểu tại lễ phát động.

Phát biểu tại lễ phát động, bà Trần Thị Vân Anh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội nhấn mạnh, năm 2024 là năm có nhiều ngày lễ lớn, đặc biệt là mốc kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. “Trong 70 năm qua, Thủ đô Hà Nội đã có một sự chuyển mình trên nhiều lĩnh vực. Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, các văn nghệ sĩ đã có nhiều cống hiến, đóng góp quan trọng trong xây dựng phát triển Thủ đô. Nhiều tác phẩm của họ đã ghi dấu với thời gian góp phần lan tỏa giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống, thể hiện trách nhiệm của các văn nghệ sĩ”, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội khẳng định.

Để Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển” tổ chức thành công, bà Trần Thị Vân Anh lưu ý các văn nghệ sĩ Thủ đô bám sát chủ đề cuộc vận động, gắn với chương trình, kế hoạch, nghị quyết về phát triển văn hóa của thành phố, có những tác phẩm chất lượng cả về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Về phía Ban tổ chức cũng cần lan tỏa rộng rãi các tác phẩm tham dự cuộc vận động đến với đông đảo công chúng qua việc trưng bày, triển lãm, giới thiệu tác phẩm…

phat-dong-3.jpg
Nhà thơ Bùi Việt Mỹ - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội phát biểu hưởng ứng cuộc vận động.

Đại diện cho các văn nghệ sĩ Thủ đô phát biểu hưởng ứng cuộc vận động, nhà thơ Bùi Việt Mỹ - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội bày tỏ sự hào hứng trước “sân chơi” ý nghĩa này; đồng thời đề xuất Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cũng như các hội chuyên ngành tăng cường khích lệ, tạo nên “chất xúc tác” khơi nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ. Nhà thơ Bùi Việt Mỹ cũng hi vọng các văn nghệ sĩ các hội chuyên ngành tích cực tham dự cuộc vận động, phấn đấu sáng tạo được nhiều tác phẩm hay, ý nghĩa./.

Ban tổ chức nhận tác phẩm tham dự cuộc vận động kể từ ngày phát động đến hết ngày 30/8/2024. Theo kế hoạch, Hội đồng giám khảo sẽ tổ chức chấm chọn tác phẩm vào tháng 9/2024. Dự kiến lễ tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 Giải Đặc biệt trị giá 10 triệu đồng, 9 Giải A mỗi giải 5 triệu đồng, 18 Giải B mỗi giải 3,5 triệu đồng, 27 Giải C mỗi giải 2,5 triệu đồng.

Bài liên quan
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
(0) Bình luận
  • Hướng dẫn lập quy hoạch tổng mặt bằng và thông tin về quy hoạch kiến trúc Thủ đô
    “Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thời gian qua thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065; đồng thời triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện quy hoạch. Thành phố kỳ vọng 3 nhiệm vụ này sẽ tạo bước đột phá cho phát triển Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Phạm Quốc Tuyến nhấn mạnh tại tọa đàm “Hướng dẫn lập quy
  • Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân
    Sáng ngày 10/7/2024, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (Số 19 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân”.
  • Văn hóa áo dài - truyền thống và biến đổi
    “Khoảng 30 năm trở lại đây, áo dài của phụ nữ Việt Nam được quan tâm coi trọng nhiều hơn, từ việc tuyên truyền, quảng bá, thiết kế, may mặc... nhưng nhiều người chưa nắm rõ về lịch sử thăng trầm, công năng và giá trị thẩm mỹ của áo dài, chính vì lẽ đó trang phục này chưa phát huy giá trị để thực sự trở thành biểu tượng, là thương hiệu độc đáo của Việt Nam”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ tại Tọa đàm “Văn hóa áo dài Hà Nội, truyền thống và biến đổi”, do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/7 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
  • Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
    Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
  • Đẩy mạnh các phong trào trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội
    Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-HLH ngày 02/01/2024 của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng năm 2024, phát huy kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 01/ KH-KTĐ về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Phát động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO