Những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa - văn nghệ

KTĐT| 21/11/2021 11:24

Ngày 19/11, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học "Từ Hội Văn hóa cứu quốc tới Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam - Những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa - văn nghệ".

Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng và chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, dự kiến diễn ra tại Hà Nội ngày 24/11/2021.
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết: Hưởng ứng và chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, dự kiến diễn ra tại Thủ đô Hà Nội vào ngày 24/11, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Từ Hội Văn hóa cứu quốc tới Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam – Những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa – văn nghệ".
Theo PGS.TS Đỗ Hồng Quân, năm 2021 là năm đầu tiên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó có những vấn đề quan trọng về văn hóa - văn học nghệ thuật. Đây cũng là năm bắt đầu của nhiệm kỳ X (2020 - 2025) của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, một chặng đường mới trên con đường phát triển tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp với những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thiết thực và toàn diện.
Hội thảo đã ôn lại truyền thống vẻ vang, những chặng đường lịch sử từ khi Đảng thành lập Hội Văn hóa cứu quốc (năm 1943), Hội Văn nghệ Việt Nam (tháng 7/1948) đến Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày nay, những thành tựu, hạn chế và bài học. Theo PGS.TS Đỗ Hồng Quân, sau khi "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, được T.Ư Đảng thông qua năm 1943, thì cũng trong năm đó (tháng 4/1943) Hội Văn hóa cứu quốc được thành lập. Đến năm 1948 cùng với việc đổi tên Hội Văn hóa cứu quốc thành Hội Văn hóa Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam được thành lập và là thành viên của Hội Văn hóa Việt Nam, thành viên của Mặt trận Dân tộc thống nhất. Đây là tổ chức tiền thân của Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày nay.
Đầu năm 1957, Hội Văn nghệ Việt Nam đổi tên thành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và cho đến năm 1995 được đổi thành Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Theo dòng thời gian, Liên hiệp đã trải qua 10 kỳ đại hội với các thế hệ văn nghệ sĩ đi theo cách mạng. Có thể kể đến tên tuổi các văn nghệ sĩ tiêu biểu, nổi tiếng, đứng đầu tổ chức Hội như vị Chủ tịch đầu tiên: Nhà văn Nguyễn Tuân, kế tiếp là nhà văn Đặng Thai Mai, nhà thơ Huy Cận, nhà văn Nguyễn Đinh Thi, nhạc sỹ Trần Hoàn, nghệ sỹ Nhiếp ảnh Lê Phức, PGS, họa sĩ Vũ Giáng Hương, nhà thơ Hữu Thỉnh.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã trình bày tham luận và trao đổi ý kiến về những vấn đề đặt ra hôm nay cho sự phát triển văn hóa - văn nghệ, đội ngũ văn nghệ sĩ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Nhiều tham luận tại hội thảo đã khẳng định những đóng góp của văn học nghệ thuật đối với sự phát triển của đất nước như: "Những vấn đề đặt ra cho văn nghệ sĩ nói chung, những người làm công tác văn hóa văn nghệ dân gian nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế" của PGS. TS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; "Từ Đề cương văn hoá Việt Nam đến Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất và buổi đầu phát triển đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam" của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; "Nhiếp ảnh Việt Nam góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xâu dựng và bảo vệ Tổ quốc" của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Đông, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam.
Các tham luận và ý kiến phát biểu tập trung làm rõ: Thời cơ, thuận lợi, khó khăn thách thức đối với hoạt động văn hóa - văn nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; Thực trạng đội ngũ văn nghệ sỹ, tính kế thừa và phát triển; Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác, lý luận phê bình văn học nghệ thuật; Đảm bảo phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, trân trọng tài năng, cá tính sáng tạo; Nâng cao trách nhiệm của văn nghệ sỹ trước công chúng, đất nước và thời đại.
PGS.TS Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khẳng định: Trách nhiệm và sứ mệnh của đội ngũ văn nghệ sĩ là nặng nề nhưng rất vẻ vang. Các thế hệ văn nghệ sĩ - trí thức Việt Nam luôn trung thành với đường lối của Đảng, dưới ánh sáng của Luận cứ Hồ Chí Minh: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", văn nghệ sĩ Việt Nam với tư cách là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng luôn đồng hành cùng dân tộc, sẽ nỗ lực hết mình, tận hiến tài năng và tâm sức, đổi mới sáng tạo không ngừng vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển bền vững đất nước.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa - văn nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO