Góc nhìn

Nói chệch, viết trật

Nhà thơ Phạm Đình Ân 04/12/2023 07:15

Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.

Dấu hiệu thể hiện lỗi được căn cứ vào các khuôn âm. Đó là: ảy, đọc và viết sai thành ẩy. Tương tự (viết tắt): ày → ầy; àu → ầu; ảu → ẩu; ặm → ậm; ặp → ập; ãy → ẫy; ạy → ậy; ằng → àng.

Chi tiết như sau:

Trường hợp 1. Nói và viết đúng: xảy ra, cầm cân nảy mực, nảy nở, nảy lửa, nảy sinh, thứ Bảy, vảy cá, gảy đàn, nhảy nhót, tất thảy, hết thảy, cả thảy, nước chảy, trảy hội. (Sai: xẩy ra, cầm cân nẩy mực, nẩy nở, nẩy lửa nẩy sinh, thứ Bẩy, vẩy cá, gẩy đàn, nhẩy nhót, tất thẩy, hết thẩy, cả thẩy, nước chẩy, trẩy hội).

Trường hợp 2. Nói và viết đúng: bày biện, trình bày, phơi bày, tù đày, đày đọa, thế này, việc này, tày gang, cái chày, kéo cày, bề dày, mày mò, mày tao (xưng hô), giày dép. (Sai: bầy biện, trình bầy, phơi bầy, tù đầy, đầy đọa, thế nầy, việc nầy, tầy gang, cái chầy, kéo cầy, bề dầy, mầy mò, mầy tao, giầy dép).

Trường hợp 3. Nói và viết đúng: màu sắc, màu vẻ, tàu lá, tàu hỏa, bến tàu, tàu bè, con tàu, đầu tàu, người Tàu, gàu tát nước, màu mỡ, càu nhàu, làu bàu, nhàu nát, giàu sang, thuộc làu. (Sai: mầu sắc, mầu vẻ, tầu lá, tầu hỏa, bến tầu, tầu bè, con tầu, đầu tầu, người Tầu, gầu tát nước, mầu mỡ, cầu nhầu, lầu bầu, nhàu nát, giầu sang, thuộc lầu). Đúng: đục ngầu, nhà thầu, cầu đường, cầu cạnh, yêu cầu, đi đầu.

Trường hợp 4. Nói và viết đúng: nhanh nhảu (Sai: nhanh nhẩu). Đúng: cánh hẩu, làm ẩu, nồi lẩu, mẩu chuyện, mẩu bánh, cần cẩu, hộ khẩu, xương xẩu.

Trường hợp 5. Nói và viết đúng: gặm xương, gặm nhấm, trâu bò gặm cỏ. (Sai: gậm xương, gậm cỏ, gậm nhấm).

Trường hợp 6. Nói và viết đúng: gặp nhau, cặp sách, lặp lại (Sai: gập nhau, cập sách). Riêng lập lại là đúng khi nội dung làm mới, không tiếp theo cái cũ ("lập lại hòa bình ở Việt Nam").

Trường hợp 7. Nói và viết đúng: gãy cành, gãy tay, dãy nhà, người xếp hàng một dãy dài. (Sai: gẫy cành, gẫy tay, dẫy nhà, dẫy dài). Đúng: đầy rẫy, nương rẫy, ruồng rẫy, cạm bẫy.

Trường hợp 8. Nói và viết đúng: cạy cửa, nạy nắp hộp, nhạy cảm, nhạy bén, dạy học, vái lạy. (Sai: cậy cửa, nậy nắp hộp, nhậy cảm, nhậy bén, dậy học, vái lậy). Đúng: nổi dậy, thức dậy, quả cậy, cây sậy, che đậy, trông cậy, tin cậy.

Trường hợp 9. Nói và viết đúng: hằng ngày, hằng tháng, hằng năm... khi trình bày chu kỳ đã được ấn định. Thí dụ: "Tạp chí ra hằng tháng, báo ra hằng tuần, hằng ngày". "Hằng ngày tôi phải đi đi về về hơn 20 cây số"."Hằng năm nhà tôi đi du lịch biển một lần vào tháng 6". Nếu diễn tả sự việc liên tục, kéo dài thì dùng hàng ngày, hàng tháng, hàng năm... Thí dụ: "anh ấy đi vắng hàng tháng trời, hàng tháng trời mưa dầm dề không tạnh"... Lâu nay, chúng ta hầu như bỏ mất cách nói: hằng ngày, hằng tháng, hằng năm, hằng giờ mà chỉ nói và viết là hàng, khiến thời gian được nêu ra thiếu chuẩn xác, bởi hằnghàng không phải là một.

Rõ ràng nói chệch thì viết trật. Đã đành không phải tất cả mọi nơi chung một kiểu phát âm, nhưng cách viết lại cần thống nhất theo hướng chuẩn hóa.

Nhà giáo, học sinh, biên tập viên báo chí, nhà xuất bản là những người cần lưu ý nhất về các trường hợp nói và viết nêu trên./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • "Người Hà Nội" đã và đang làm tốt sứ mệnh lan tỏa văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến
    "Người Hà Nội" sẽ mừng "sinh nhật" tuổi 40 vào ngày 8/5/2025. Chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Người Hà Nội đã có được một “hệ thống” cộng tác viên là văn nghệ sỹ ở nhiều lĩnh vực: văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, lý luận phê bình;… các nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học hàng đầu Thủ đô và cả nước.
  • PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn: “Người Hà Nội ” luôn giữ được “chất” Hà Nội
    PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn là một cộng tác viên có nhiều bài viết chất lượng đăng trên Người Hà Nội, từ những ngày đầu nhà văn Tô Hoài làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội. “Đọc Người Hà Nội, người ta thấy được cái "chất" Hà Nội, thấy được những tâm tư, tình cảm của nhiều cây bút là văn nghệ sỹ tài năng và những câu chuyện, vấn đề của Hà Nội” - PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, chia sẻ.
  • Nhà văn Lê Phương Liên: "Còn có thể gõ bàn phím thì tôi còn viết về Hà Nội, viết cho Người Hà Nội"
    Nhà văn Lê Phương Liên nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam với nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc. Ít ai biết, tác giả truyện ngắn “Câu hỏi trẻ thơ” là cộng tác viên gắn bó với Tạp chí Người Hà Nội suốt 40 năm nay. Nhà văn Lê Phương Liên, chia sẻ: “Tên gọi Người Hà Nội luôn nhắc nhở tôi “dù có đi bốn phương trời” thì cũng luôn nhớ về Người Hà Nội để gửi, viết bài”, và viết bài cho “Người Hà Nội” chính là viết cho quê hương mình.
  • Văn học trong thời đại số - Những cơ hội và thách thức
    Vai trò không thể thay thế của văn học trong việc phản ánh đời sống và truyền tải giá trị nhân văn, đặc biệt trong bối cảnh thời đại số.
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Học sinh thỏa sức sáng tạo, phát huy niềm đam mê khoa học kỹ thuật
    Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
  • Trải nghiệm triển lãm số “Rạng rỡ tên Người”
    Ngày 16/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người khai sáng con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đồng thời đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng nước nhà.
Đừng bỏ lỡ
Nói chệch, viết trật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO