Tác giả - tác phẩm

Nhà giáo - nhà thơ Phi Tuyết Ba: Từ trái tim tha thiết đến tiếng nói yêu thương

Nguyễn Thị Thiện 17/11/2023 10:54

Thi đàn Việt Nam đương đại có nhiều nhà thơ vừa là nhà giáo đầy tâm huyết và tài hoa. Họ là những người có nhiều cống hiến đáng kể vào cả lĩnh vực giáo dục và văn chương. Trong số đó, không thể không nhắc tới nhà giáo - nhà thơ Phi Tuyết Ba.

Từ trái tim tha thiết trước thiên nhiên và tình yêu...

Nhà thơ Phi Tuyết Ba còn có bút danh khác là Nhật Lệ, Phước An. Yêu thơ và sáng tác từ nhỏ, bà có thơ đăng báo từ năm 1985, được kết nạp vào Hội Nhà văn Hà Nội năm 1995, Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000. Bà đã viết đều và ra mắt bạn đọc 9 tập thơ.

nha-tho-phi-tuyet-ba.jpg
Nhà thơ Phi Tuyết Ba.

Tiếng nói của một trái tim tha thiết yêu thiên nhiên và vẻ đẹp cuộc sống là điều dễ nhận thấy trong thơ Phi Tuyết Ba. Trong tập “Lỗi tại trái tim”, bà có nhiều tứ thơ lạ, thể hiện sự quan sát tinh tế. Đó là sự trân quý từng chồi non, lộc biếc với thái độ tin yêu trước mùa xuân của những năm 90 dù đất nước còn nhiều khó khăn: “Dường như không hề có tuổi già/ Nơi hàng cây đứng xanh nhiều thế kỷ/ Màu xuân vô tư chia đều tuổi trẻ/ Chia tặng lộc non, hào phóng điềm lành”(Khi mùa xuân đến). “Màu xuân” ấy là màu sự sống, của tươi non, của hiện thân vẻ đẹp. Đó là những liên tưởng tự nhiên, đầy nữ tính trước mặt trời ban mai như: “Mặt trời như quả trứng hồng/ Tươi non sinh tự trong lòng biển xanh” (Bình minh biển). Hay là những cảm nhận khi quan sát cảnh vật quanh hồ nước ở Thủ đô như: “Hồ Thủ Lệ chiều nay xanh lặng lẽ/ Nửa màu đông hòa với nửa màu xuân/ Bao nhiêu nhỉ tòa lầu soi gương nước/ Cầu cong cong một dáng thanh tân” (Chiều xanh).

Với tình yêu vạn vật, nhà thơ đã đón nhận thiên nhiên xung quanh không chỉ bằng thị giác, thính giác, khứu giác mà bằng cả tâm hồn giàu rung cảm của mình. Những từ láy tượng thanh, biện pháp tu từ ẩn dụ trong bài thơ “Mở cửa bình minh” được dùng thật tài tình: “Líu lo líu lic/ Bầy chim chuyền cành/ Líu lo líu lic/ Hót gọi bình minh/ Tiếng chim ban sớm/ Trong ngần giọt sương/ Tươi non mầm lá/ Đựng đầy hương thơm…”

Tình yêu, điều kỳ diệu mà tạo hóa ban tặng con người trong thơ của Phi Tuyết Ba đậm thiên tính nữ với những rung cảm khác biệt. Đó là những rung cảm tinh tế của trái tim yêu trong “Anh đi qua đời em” hay tiếng nói của một nữ nhân can đảm trước những ghềnh thác cuộc đời: “Hãy để em một mình/ đừng lo em yếu đuối” (Lỗi tại trái tim); hoặc cái nhìn tâm cảnh đầy thấu đáo: “Khi người ta không còn yêu nhau/ Đêm nào trăng cũng lặn/ Mùa quả nào cũng đắng...” (Khi người ta không còn yêu nhau); những cảm xúc nặng trĩu suy tư về tình yêu và cuộc đời: “Bầu trời kia lúc đục lúc trong/ Con sông quê khi đầy khi cạn/ Không có phép chia mưa khi nắng hạn/ Không có phép chia đều no ấm yên lành” (Phép chia không có lỗi). Đặc biệt, bài thơ “Trăng khuyết” vang danh bất hủ là những hồi ức về tình yêu của người con gái giàu tình cảm khi nghĩ về mối tình lỡ dở của mình. Thi phẩm đã được nhạc sĩ Huy Thục chắp thêm đôi cánh giai điệu tha thiết trong ca khúc cùng tên và trở thành bài ca đi cùng năm tháng.

…đến tiếng nói yêu thương và tri ân

Tình cảm yêu thương, hiếu kính với cha mẹ, thầy cô là nét nổi bật khác trong thơ Phi Tuyết Ba. Ngày tiễn cha lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bà đã không ngờ đó lại là lần cuối được gặp cha. Trong suốt những năm tháng xa cách, lúc nào bà cũng đinh ninh ghi nhớ: “Cha mong con lớn lên chân thật/ Yêu mọi người như cha đã yêu con”. Kính yêu cha, Phi Tuyết Ba cũng luôn thương nhớ mẹ - người đã mang nặng đẻ đau, vất vả khó nhọc bao tháng năm sinh dưỡng mình. Thơ bà còn là tiếng lòng của đứa con hiếu nghĩa và xót thương mẹ khi mỗi ngày thấy thể chất mẹ cứ vơi cạn dần theo thời gian: “Con nâng lời ru/ Làm cây sáo trúc/ Mẹ nằm thao thức/ Nghe con ru thầm/ Ngủ đi nếp nhăn/ Ngủ đi vầng trán/ Ngủ đi con mắt/ Ngủ đi tuổi già/ Ngủ đi xót xa/ Ngủ đi mất mát/ Ngủ đi bệnh tật/ Ngủ đi xanh gầy/ Lời ru cầm tay/ Như nhành hoa dại/ Làm sao mềm mại/ Bằng lời mẹ ru” (Ru mẹ). Thi nhân dùng thể thơ mới bốn chữ và nhiều thủ pháp nghệ thuật nói lên tình thương mẹ vô vàn. Điệp ngữ “ngủ đi” vừa là tiếng ru, lời vỗ về, an ủi mẹ vừa nói lên lòng biết ơn công lao trời biển của mẹ. Câu thơ phần kết đã nói lên rằng dù con thương yêu, báo đáp mẹ đến thế nào cũng không làm sao sánh được tình thương và công ơn như suối nguồn, sông biển mẹ đã dành cho các con.

tac-pham-cua-phi-tuyet-ba.jpg
Một số tác phẩm đã xuất bản của nhà thơ Phi Tuyết Ba.

Thơ Phi Tuyết Ba còn là tiếng nói yêu kính và tri ân sâu nặng với thầy cô. Những hình ảnh trong thơ về chủ đề này đã khơi lên một vùng ký ức thân thương về người thầy. Đó là hình tượng người thầy giáo cũ tận tụy hết lòng vì học sinh, gợi lên nhiều cảm xúc sâu lắng về tình thầy trò với lòng biết ơn thành kính. Là cuộc sống áo cơm thường nhật, đồng lương eo hẹp thời bao cấp khiến học trò thương thầy đến thắt lòng: “Đất trời trang trải mấy phương / Nắng, mưa, sương, gió... biết thương đời thầy / Sông bao nhiêu nước… sông gầy/ Cánh đồng gieo chữ... đợi ngày hoa non” (Vùng phấn bay).

Yêu thương học trò, nhất là các cháu nhỏ - tương lai của mỗi gia đình và xã hội là nguồn cảm xúc quan trọng và rất phong phú trong thơ Phi Tuyết Ba, thông qua những tác phẩm dành cho thiếu nhi. “Quà mùa hè” là bức tranh cảnh vật rực rỡ màu sắc và rộn ràng âm thanh, đầy hấp dẫn do thiên nhiên ban tặng cho con người với “Trời xanh ngắt/ Mây trắng trôi/ Nắng đầy trời/ Vòm cây hát/ Trái trở mật/ Hoa phượng tươi”. Nếu không lắng hồn mình, không hòa điệu cái nhìn của mình vào em thơ, sẽ không thể có những vần thơ ấy. Bài “Sóng biển” không chỉ miêu tả “Biển rộng mênh mông”, sống động và đẹp vô cùng với “Nước xanh thăm thẳm/ Bao nhiêu con sóng/ Ùa chạy lên bờ” mà còn nhắc nhớ em thơ hãy yêu ngôi nhà của mình: “Bé cũng vậy thôi/ Được đi đây đó/ Vẫn luôn mong nhớ/ Ngôi nhà thân yêu”. Trong số các tác phẩm bà viết cho thiếu nhi, “Đàn mưa con” là bài thơ gợi nhiều liên tưởng thú vị. Đó là câu chuyện mẹ thiên nhiên sinh ra cả triệu đứa con mưa nhỏ xinh, can đảm vô cùng khi rời xa mẹ: "Đàn mưa con bé tí/ Trong trẻo như giọt sương/ Vừa mới rời xa mẹ/ Đã can đảm xuống đường". Mưa ở đây không là vật vô tri nữa, mưa được thổi hồn để có những phẩm chất của con người. Thái độ trân trọng và tràn đầy tin yêu của người làm mẹ giúp nhà thơ phát hiện ra sức mạnh tiềm ẩn của mưa, sự tương đồng độc đáo giữa đám mây và mẹ, hạt mưa và đứa con. Nhờ đó, tứ thơ của bài thật mới lạ, thú vị. Càng hấp dẫn hơn khi cả triệu đứa con - giọt mưa ấy đều ngoan ngoãn, tự giác, biết sống có ích, sẵn sàng dâng hiến, tưới tắm, đem lại mát lành cho muôn loài: "Giọt đậu vào cành khế/ Giọt thấm xuống cánh đồng/ Giọt bay trên mái phố/ Nhảy dù xuống dòng sông". Bài thơ đã được tuyển chọn vào sách Tiếng Việt 2 (tập 1) để dạy và học trong nhà trường hiện nay (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).

Từ những đóng góp không nhỏ với nền thơ ca đương đại, nhà thơ Phi Tuyết Ba đã nhận được nhiều Giải thưởng Văn học: Giải B cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của Nxb Kim Đồng năm 1987; Giải Khuyến khích của báo Phụ nữ Việt Nam năm 1994. Giải Khuyến khích báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh năm 1997. Giải C của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp hội các Hội VHNT Việt Nam năm 2001. Ngoài ra, bà còn có tới hàng chục bài thơ được được sử dụng trong các bộ tranh minh họa, trong các bộ sách tuyển chọn được Nxb Giáo dục dùng cho các lứa tuổi mầm non./.

Nhà thơ Phi Tuyết Ba tên thật là Phí Thị Tuyết Ba sinh năm 1946 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Thân phụ bà là nghệ nhân nhiếp ảnh Phí Văn Lưu - người làng nhiếp ảnh Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội. Cụ Phí Văn Lưu xưa thường đi bấm máy nhiều nơi, trong lần dừng chân tại Huế đã có dịp chụp ảnh cho hoàng gia Bảo Đại. Ngày 16/6/1957, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Quảng Bình, cụ được phân công chụp ảnh sự kiện lịch sử này. Con gái cụ – nữ sinh Phí Thị Tuyết Ba - ngày ấy là học sinh giỏi của tỉnh, được chọn dâng hoa tặng Chủ tịch nước. Tấm hình cô bé quàng khăn đỏ đứng bên Bác Hồ trên lễ đài sân vận động Đồng Hới đăng trên nhiều báo, tạp chí là do chính người cha của bà chụp Phi Tuyết Ba. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1969, Phi Tuyết Ba về dạy toán ở trường Đại học Công nghiệp nhẹ Việt Trì (1969 – 1972). Sau đó, bà chuyển vùng công tác giảng dạy tại dạy toán và tin học cơ sở tại trường Đại học Ngoại ngữ (nay là trường Đại học Hà Nội).

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • "Bài văn về trứng vịt lộn" đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác truyện tranh 2024
    Với mong muốn tìm kiếm các tác giả, hoạ sĩ truyện tranh Việt Nam và phát triển nhiều hơn nữa các tác phẩm truyện tranh của Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức cuộc thi Sáng tác truyện tranh.
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Huế trong thơ Lê Vĩnh Thái
    Thơ Lê Vĩnh Thái ở bất kỳ chặng nào, tập nào cũng khó đọc, khó hiểu, không thể nhớ. Tôi quen biết anh gần hai chục năm nay, gần như tập thơ nào cũng đọc, song đều để riêng một góc… và suy ngẫm.
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
  • Ra mắt bộ truyện tranh giúp trẻ phát triển kĩ năng sống an toàn
    Với mong muốn truyền tải một cách dễ hiểu và gần gũi những kiến thức cơ bản về an toàn trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường, ở lớp, ở nơi vui chơi, nơi công cộng nói chung cho bạn đọc nhỏ tuổi, NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ truyện tranh “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
    UBND quận Đống Đa khẩn trương trình duyệt Quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam trong Quý I/2025...
  • Vinh danh các doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam, Top 10 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024, Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Top 50 Nhà tuyển dụng ưa thích nhất 2024, Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm.
Đừng bỏ lỡ
Nhà giáo - nhà thơ Phi Tuyết Ba: Từ trái tim tha thiết đến tiếng nói yêu thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO