Tác giả - tác phẩm

Ra mắt bản dịch tiếng Việt của tác phẩm "Tang lễ của người An Nam"

Phan Anh 11:20 11/11/2023

"Tang lễ của người An Nam" họa lại bức tranh toàn diện và vô cùng sống động về nghi thức tổ chức lễ tang của người Việt vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thông qua góc nhìn, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của Gustave Dumoutier, một học giả phương Tây am tường về Việt Nam.

vnp_sach_an_nam_1.jpg
Bìa cuốn "Tang lễ của người An Nam." (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bản dịch tiếng Việt tác phẩm khảo cứu Biên khảo Tang lễ của người An Nam của Gustave Dumoutier, một học giả hàng đầu về Việt Nam học sẽ ra mắt sáng 12/11, tại Hà Nội.

Sự kiện do Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phối hợp với Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức với sự tham gia của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Xuân Đính, nhà nghiên cứu dân tộc học; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Trọng Dương, nhà nghiên cứu Hán Nôm và cổ sử Việt Nam cùng Tiến sĩ Văn học Mai Anh Tuấn. Tác phẩm được coi là công trình khảo cứu công phu, toàn diện nhất về tang lễ của người Việt vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Tang lễ của người An Nam họa lại bức tranh toàn diện và sống động về nghi thức tổ chức lễ tang của người Việt vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thông qua góc nhìn, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của Gustave Dumoutier - một học giả phương Tây am tường về Việt Nam.

Được coi là công trình khảo cứu công phu và toàn diện nhất về tang lễ, Tang lễ của người An Nam tổng hợp hệ thống thông tin công phu tỉ mỉ và có khả năng tái hiện những tập tục xưa theo cách chân thực nhất.

Tập khảo cứu được chia làm nhiều phần. Phần đầu tiên và cũng chiếm nhiều thời lượng của công trình, Dumoutier nói về các nghi thức trước và sau khi có người mất. Cụ thể: các bài kinh; thần chú; phó chúc được đọc trước và trong nghi thức tang lễ; các loại bùa mai táng và ý nghĩa; các nghi thức cần thực hiện; các nghi lễ để tiến hành chôn cất; thuật phong thủy trong việc làm mộ phần và buổi tang lễ.

Phần thứ hai tập trung vào linh hồn sau cái chết và luân hồi. Trong phần này, tác giả tái hiện tín ngưỡng cổ truyền về linh hồn sau cái chết, 10 tầng địa ngục và luân hồi.

Cuối cùng là phần phụ lục với những thông tin phong phú về tang phục, danh mục thuật ngữ và phụ lục ảnh để độc giả có thể nghiên cứu sâu thêm.

Trong cuốn sách, nhiều nguồn tư liệu đã được sử dụng trong quá trình hiệu khảo, có thể kể đến như "Tam giáo chính độ thực lục," "Tam giáo chính độ tập yếu," "Thích Ca chính độ thực lục," "Văn bia Thân cấm khử tệ," "Hồi dương nhân quả lục," "Hoàng Việt luật lệ," "Ngọc lịch chí bảo biên," "Công dư tiệp ký," "Khâm định Việt sử thông giám cương mục," "Đại Việt sử ký toàn thư," "Kinh Bách Duyên," "Phật Quang đại từ điển"...

Gustave Dumoutier là một trong những học giả am tường nhất về xứ Đông Dương với những khảo cứu nổi trội về khảo cổ học, địa lý học lịch sử, dân tộc học và truyền thống dân gian.

Trong mảng khảo cứu về Bắc kỳ, Dumoutier được xem là nhân vật tiên phong, ghi dấu ấn bằng nhiều khảo cứu có giá trị trên các phương diện. Đó là quan hệ thương mại cổ giữa Đông Dương với Nhật, về chùa chiền ở Hà Nội, Trấn Vũ quán, thành Cổ Loa, thành nhà Mạc, Phố Khách ở Hưng Yên, về những truyền thuyết lịch sử liên quan đến xứ Bắc kỳ, về bản đồ hải cảng An Nam thế kỷ XV./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • 9 tác giả tiêu biểu châu Á hội ngộ trong tuyển tập truyện ngắn “Tuyệt duyên”
    Chín truyện ngắn đương đại của các tác giả trẻ tiêu biểu ở châu Á vừa được NXB Trẻ giới thiệu với độc giả trong tuyển tập truyện ngắn “Tuyệt duyên”.
  • Ra mắt sách “Ai nói? Tại sao lại nói như thế” của nhà văn Văn Giá
    Tác phẩm văn học được các nhà phê bình đánh giá cao về sự sáng tạo, đầy dũng khí trong lối viết; tính đời, sự tự trào đa chiều trong nội dung và tạo nên “biệt danh” mới cho nhà văn: “Người kể chuyện hiểu chuyện”.
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Ra mắt bộ sách kĩ năng Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm
    Với mong muốn giúp bạn đọc trẻ trang bị những kĩ năng mềm, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm gồm 2 cuốn “Tiệm sữa Chào buổi sáng” và “Người biết đi đường dài”.
  • Lê Bá Thự và những dấu ấn trong dịch thuật, sáng tác
    Trong 303 trên tổng số 436 trang của tập sách “Lê Bá Thự - Tiểu luận & phê bình văn học”, Lê Bá Thự đã giới thiệu ngắn gọn về 30 tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ của Ba Lan mà ông đã dịch sang tiếng Việt.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Ra mắt bản dịch tiếng Việt của tác phẩm "Tang lễ của người An Nam"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO