Nguyên - Mông

Đặng Lộ - nhà thiên văn, nhà làm lịch đời Trần
Đặng Lộ là nhà thiên văn và làm lịch nổi tiếng thời Trần (thế kỷ XIV). Ông là người Sơn Minh, Sơn Nam (nay là huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Sách, sử không ghi lại năm sinh cũng như tuổi thọ của ông. Từ thuở bé Đặng Lộ đã nổi tiếng thông minh, hay chữ khắp một vùng. Điều đặc biệt là Lộ cũng say quan sát bầu trời và ngắm nhìn các vì sao. Chuyện cũ kể rằng: từ khi còn nhỏ, những tối mùa hè, những lúc rạng sáng mùa thu, Đặng Lộ “nằm ngửa trên chõng mải mê ngắm, đếm trăng sao”. Bạn bè nô đùa chạy đuổi, mặc, Lộ thích ngắm trăng sao hơn. Bố mẹ thấy khuya, bắt cậu vào đi ngủ. Nhưng vào giường rồi Lộ tay còn chỉ trỏ, nhẩm nói vị trí các vì sao. Mặt trời cũng không kém phần hấp dẫn cậu. Cậu nhìn mặt trời mọc, so sánh với lúc mặt trời ở cao. Nhìn quá lâu có lần đau cả mắt.
  • Huyền Trân Công Chúa
    Những thế kỷ trước, nhân dân Huế đã lập đền thờ Huyền Trân Công Chúa tại một điểm phía Nam thành phố Huế, nhưng do chiến tranh và những biến thiên của lịch sử nên đến nay không còn nữa. Nhân dịp kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006), Lãnh đạo tỉnh đã cho phép Công ty Du lịch Hương Giang (nay là Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang) xây dựng Trung tâm Văn hóa Huyền Trân nằm về phía tây nam thành phố Huế, cách đàn Nam Giao chừng 6km.
  • Trần Anh Tông – hoàng đế, thi nhân một thời thịnh trị
    Trần Anh Tông (1276 - 1320), tên thật là Trần Thuyên, con trưởng vua Trần Nhân Tông và là vị vua thứ tư triều đại Trần. Ông lên ngôi năm 1293, khi đất nước đã trải qua ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông và bước vào thời kỳ củng cố, ổn định, phát triển. Trong 21 năm ở ngôi vua, ông biết tự tu dưỡng, lo sửa sang chính sự, coi trọng người hiền tài, mở mang việc học, quan tâm đời sống chúng dân, đối xử mềm dẻo với nhà Nguyên, giữ vững nền độc lập tự chủ, khiến cho văn hiến đất nước Đại Việt ngày một thịnh đạt. Ông chịu nhiều ảnh hưởng đạo Phật, gắn bó với giới tăng lữ, ham đọc kinh sách nhà Phật và tiếp tục cho xây dựng nhà chùa.
  • Trần Nhân Tông – vua anh hùng, triết gia, thi sĩ
    Trần Thánh Tông có ba người con: hai trai, một gái. Trần Nhân Tông là con trưởng, sinh năm 1258, đúng năm Thái Tông và Thánh Tông đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất.
  • Trần Thánh Tông – hoàng đế đánh giặc và tu thiền
    Trần Thánh Tông (13.10.1240 - 3.6.1290) tên thật là Trần Hoảng, con trưởng Trần Thái Tông (1218-1277), vị vua thứ hai triều Trần, lên ngôi năm 1258 khi tròn 18 tuổi. Trong 21 năm ở ngôi, Trần Thánh Tông biết sử dụng người hiền tài, dốc sức chăm lo việc nước và thực hành đường lối ngoại giao mềm dẻo. Đối mặt với kẻ thù Nguyên Mông, ông có sáng kiến triệu tập hội nghị Diên Hồng, phát động tinh thần đoàn kết dân tộc và ý chí “sát Thát” (giết giặc Nguyên Mông), trực tiếp tham gia lãnh đạo và đánh tan hai cuộc chiến xâm lược vào các năm 1285, 1287 - 1288.
  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – thiên tài quân sự
    Trần Quốc Tuấn là con An Sinh vương Trần Liễu, tương truyền là Thanh Sơn đồng tử giáng sinh, một đêm phu nhân của Trần Liễu nằm mộng thấy một đồng tử áo xanh chui vào bụng mình, có mang rồi sinh ra ông.
  • Trần Tung – nhà thiền học yêu nước
    Trần Tung (1230 - 1291), đạo hiệu Tuệ Trung, thường gọi Tuệ Trung Thượng sĩ, con trai Trần Liễu (Thế kỷ XIII), anh ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1232-1300). Quê gốc ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vương, ngoại thành Nam Định). Ông trực tiếp tham dự hai cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông vào các năm 1284 - 1285, 1287 - 1288. Đương thời từng được phong chức Tiết độ sứ coi sóc phủ Thái Bình và được phân phong thực ấp ở Tịnh Bang (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh).
  • Trần Thái Tông – một hoàng đế anh hùng của Việt Nam, nhà thiền học, nhà thơ
    Trần Thái Tông, tức Trần Cảnh (1218-1277) vị vua mở đầu triều Trần (1226-1400), người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất 1258, nhà Thiền học và nhà thơ, có cuộc đời riêng đầy bi kịch.
  • Thái sư Trần Thủ Độ - nhà chính trị kiệt xuất, người kiến lập triều Trần
    Trong lịch sử Việt Nam có những nhân vật mà ngày nay giới sử học cần nhìn nhận, đánh giá lại theo tinh thần khách quan, khoa học. Đó là những nhân vật thường được xem là những trường hợp “phức tạp”; một mặt từng bị sử sách hoặc dư luận chê trách, thậm chí lên án, mặt khác người đời vẫn phải thừa nhận vai trò lịch sử của họ. Dù quanh họ có bao bọc bởi những định kiến nặng nề thì họ vẫn cứ sừng sững trước lịch sử. Đó là những người nếu không có họ thì không có lịch sử. Trần Thủ Độ chính là một người như thế.
  • Chùa Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng)
    Chùa Vân Hồ có tên chữ là Sách Tào tự, cũng còn có tên khác là Linh Thông tự, trước kia thuộc thôn Hậu Phong Vân, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương, nay ở số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Chùa Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì)
    Chùa Ngọc Hồi tên chữ là Ngọc Hồi tự ở làng Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 11km về phía nam, đi dọc theo Quốc lộ 1.
  • Đền Trúc Lâm (huyện Ba Vì)
    Đền Trúc Lâm thuộc địa phận thôn Đồng Bảng, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội.
  • Đền Phù Ủng (quận Hoàn Kiếm)
    Đền Phù Ủng thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đình Phong Triều (huyện Phú Xuyên)
    Đình Phong Triều thuộc xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Đình Hạ Khê Tang (huyện Thanh Oai)
    Đình nằm cuối làng thuộc xóm Hạ, xã Cự Khê nên người ta vẫn thường gọi là đình Hạ Khê Tang.
  • Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của khu du lịch sinh thái Tràng An - Ninh Bình
    Cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km, khu du lịch sinh thái Tràng An là một di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Nơi đây sở hữu hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm.
  • Đình Giảng Võ
    Nằm trong ngõ 612 đường Đê La Thành, cạnh UBND Phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Nơi đây thờ bà Lý Châu Nương, dân gian gọi là Bà Chúa Kho.
  • Thăng Long ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông
    Triều Trần thay thế triều Lý đúng lúc nhiều nước châu Á và châu Âu đang phải đối phó với sự xâm lược, bành trướng của đế chế Mông Cổ. Trung Quốc cũng bị xâm lược và sáp nhập vào đế chế này thành đế quốc Đại Nguyên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO