Thăng Long ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông

hanoimoicuoituan| 05/09/2020 19:17

Triều Trần thay thế triều Lý đúng lúc nhiều nước châu Á và châu Âu đang phải đối phó với sự xâm lược, bành trướng của đế chế Mông Cổ. Trung Quốc cũng bị xâm lược và sáp nhập vào đế chế này thành đế quốc Đại Nguyên.

Thăng Long ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông
Đình Giảng Võ - nơi thờ Bà Chúa Kho, người có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Ảnh: Linh Tâm

Sau nhiều lần cho sứ giả sang đe dọa, năm 1258, đế chế Mông Cổ kéo quân xâm lược Đại Việt. Trước sức mạnh của kẻ thù, triều đình nhà Trần đã dùng kế “thanh dã” đánh giặc. Vua Trần Thánh Tông ra lệnh cho hoàng tộc, các quan và gia đình họ cùng dân chúng 61 phường trong kinh thành rút khỏi Thăng Long. 

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân chúng kinh thành sơ tán để đánh giặc. Triều đình cho chuyển tất cả các kho tàng, của báu với mục đích không để thứ gì lọt vào tay giặc. Công lao to lớn này thuộc về Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, vợ của Thái sư Trần Thủ Độ, người sáng lập ra triều Trần và là linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Bà đã tổ chức cho hoàng gia, các gia đình tướng sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận rời khỏi kinh thành an toàn. Tại nơi sơ tán, bà sắp xếp lại cuộc sống, đồng thời cho dân chúng thu gom vũ khí, cung cấp cho quân đội.

Quân giặc ào vào chiếm được kinh thành dễ dàng mà không gặp phải sự kháng cự nào, nhưng chúng bất ngờ vì Thăng Long chỉ là tòa thành trống rỗng. Chúng cho quân lùng sục, song bao trùm 61 phường là không gian lặng im không tiếng gà gáy, không tiếng chó sủa khiến chúng hoang mang lo lắng. Chúng chỉ tìm thấy trong ngục thất những tên sứ giả bị trói chặt, trong đó có những tên đã chết. Đó là những sứ giả được phái sang dụ dỗ, đe dọa, buộc triều Trần phải đầu hàng. Chúng bị đánh bật khỏi kinh đô sau trận chiến ở Đông Bộ Đầu (khu vực đầu Hàng Than, Hòe Nhai ngày nay) vào ngày 29-1-1258. Đó là trận quyết chiến chiến lược. Thua trận, quân Mông Cổ buộc phải rút khỏi Thăng Long, và trong cuộc chiến này, chúng chỉ chiếm được Thăng Long trong 11 ngày (từ ngày 18-1 đến 29-1-1258).

Lần thứ hai, năm 1285, quân Nguyên xâm chiếm Đại Việt và Thăng Long là đích cuối. Chúng chiếm được kinh thành, nhưng “cung thất nhẵn không”, chỉ tìm thấy những tờ chiếu của vua Nguyên bị xé bỏ. Không để cho quân giặc có thời gian định thần, quân dân Đại Việt đã phản công kẻ thù tại bến Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết ở phía nam Thăng Long. Cùng với đó là trận thọc sâu vào phường Giang Khẩu (đầu phố Hàng Buồm ngày nay) do Trung Thành Vương chỉ huy, buộc quân địch phải tháo chạy. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai này, Thăng Long bị chiếm hơn 3 tháng (từ ngày 18-2 đến cuối tháng 5-1285).

Buộc phải rút khỏi Thăng Long nhưng quân Nguyên vẫn không từ bỏ dã tâm xâm chiếm Đại Việt. Ngày 2-2-1288, giặc lại chiếm Thăng Long lần thứ ba nhưng chúng không thể tiêu diệt được triều đình và quân đội nhà Trần. Chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh và cướp lương thực nuôi quân thất bại, đẩy quân Nguyên vào tình thế khó khăn. Chúng điên cuồng tàn phá kinh thành và sục sạo ra các vùng xung quanh để cướp bóc lương thực nhưng vấp phải lối đánh du kích khiến chúng hoảng loạn.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, làng Cổ Sở, tên Nôm là Kẻ Giá (nay là xã Yên Sở và Đắc Sở, huyện Hoài Đức) là một làng chiến đấu tiêu biểu. Sách chép: “Khoảng niên hiệu Nguyên Phong (1251 - 1258) đời Trần, người Thát Đát vào cướp. Đi đến địa phương này, ngựa khuỵu chân không đi được, dân chúng ra đánh, chém được đầu giặc, quân giặc chạy tan. Khoảng năm Trùng Hưng (1285 - 1293), giặc lại vào cướp, đi đến đâu cũng đốt phá mà ấp ấy vẫn như được che chở, không bị xâm phạm mảy may”. Ngựa của giặc bị khuỵu chân là do dân Cổ Sở đào hầm đánh bẫy. Làng này chỉ cách Thăng Long mấy chục dặm, dân bám làng, bám đất, đánh cho chúng tan tác. Chủ soái của giặc là Thoát Hoan từng ngấm đòn thất bại trước đây vội rút quân về Vạn Kiếp. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba, quân giặc chỉ chiếm được Thăng Long trong 32 ngày (từ ngày 2-2 đến 5-3-1288).

Trên đất Hà Nội hiện còn dấu tích của 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông, đó là đình Giảng Võ (ngõ 612, đường La Thành, phường Giảng Võ, quận Ba Đình), thờ Bà Chúa Kho. Tương truyền, bà là người giữ kho của triều Trần, đã cất giấu, phân tán của cải, lương thực trong kho, quyết không để lọt vào tay giặc. Một dấu tích khác là đình làng Ngọc Hồi (xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) thờ 3 anh em họ Lỗ. Theo thần tích, họ đã chiêu mộ quân lính đánh giặc cùng với triều đình.

Với tài tổ chức của các vua Trần và đội ngũ tướng soái tài ba cùng dân chúng Thăng Long anh dũng, quân dân Đại Việt lập nên chiến công 3 lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
Thăng Long ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO