nguyễn huy

Hiểu và yêu thêm Hà Nội qua “Lũy hoa” của Nguyễn Huy Tưởng
Truyện phim “Lũy hoa” - một trong những tác phẩm cuối cùng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng vừa được NXB Trẻ ấn hành nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô ((10/10/1954 - 10/10/2024). Tác phẩm là thành quả của bao tâm huyết và tình cảm mà nhà văn dành cho Hà Nội - một nguồn cảm hứng lớn cho hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông.
  • Nguyễn Huy Oánh – từ làng quê Trường Lưu đến Kinh thành Thăng Long
    Nguyễn Huy Oánh húy là Xuân, tên chữ là Kính Hoa, hiệu Lựu Trai và Thạc Đình, là danh nho có đóng góp lớn cho sự nghiệp triều chính và văn hóa thời Lê trung hưng, đồng thời cũng là người khởi dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu. Ông sinh năm Vĩnh Thịnh thứ chín (Quý Tỵ, 1713) tại làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, Can Lộc (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh); thuộc thế hệ thứ mười của dòng họ Nguyễn Huy từ phương Bắc về đây lập nghiệp. Ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ có hai dòng họ Nguyễn nổi tiếng danh giá: dòng Nguyễn Trường Lưu gắn với các tên tuổi Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Vinh, Nguyễn Huy Hổ và Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Du; song các gia tộc này đều có sự nghiệp hiển hách tại đất kinh kỳ.
  • Nguyễn Huy Lượng – danh sĩ, thi nhân
    Nguyễn Huy Lượng (1759-1808), biệt hiệu Bạch Liên, thường gọi là Hữu hộ Lượng, quê ở làng Phú Thị, còn gọi Trung Nghĩa, tục gọi làng Sủi, tổng Kim Sơn, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).
  • Ra mắt tập di cảo của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt bạn đọc tập di cảo của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - “Anh hùng còn chi”. Cuốn sách giúp bạn đọc hình dung đầy đủ, tổng thể hơn về sự nghiệp văn chương, hành trình cuộc đời Nguyễn Huy Thiệp trong một giai đoạn khá dài, từ những năm 1970 cho đến khi ông rời cõi tạm (năm 2021).
  • Phạm Thái – một đời thơ khắc khoải
    Phạm Thái, còn có tên Phạm Đan Phượng, Phạm Phượng Sinh, hiệu Chiêu Lỳ, sinh ngày 19 tháng Giêng năm Đinh Dậu (26-2-1777) tại làng Yên Thị, xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Ông là con Trạch Trung hầu Phạm Đạt, một quan võ cao cấp thời Cảnh Hưng nhà Lê. Phạm Đạt từng tham gia chống Tây Sơn nhưng không thành.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO