Hội thảo khoa học về Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận và truyền thống khoa bảng dòng họ Nguyễn Huy

Mai Hoa/HNM| 28/12/2018 14:46

Sáng 28-12, tại Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội thảo khoa học "Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận (1678-1758) và truyền thống khoa bảng dòng họ Nguyễn Huy - làng Sủi, Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội" đã được tổ chức với sự góp mặt của nhiều nhà khoa học, sử học uy tín.

Hội thảo khoa học về Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận và truyền thống khoa bảng dòng họ Nguyễn Huy

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khẳng định: "Làng Sủi (còn gọi là làng Phú Thị) nay thuộc địa phận xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội là một làng quê có truyền thống khoa bảng lâu đời. Ở vùng đất này, Nguyễn Huy là một dòng họ lớn, có bề dày khoa bảng với 5 vị tiến sĩ triều Lê. Trong đó, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận là người khai khoa cho dòng họ.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận (1678-1758) còn có tên là Nguyễn Quang Nhuận, đỗ tiến sĩ khoa Quý Mùi niên hiệu Chính Hòa 24 (1703) đời vua Lê Hy Tông. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình Lê - Trịnh, được sử thần Phan Huy Chú xếp là "Người phò tá có công lao tài đức của thời Lê Trung Hưng". 

Tại hội thảo, thông qua gần 30 bài tham luận, các đại biểu tập trung nghiên cứu, đánh giá xung quanh các nội dung: Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận - Con người và sự nghiệp; Truyền thống hiếu học, khoa bảng và những đóng góp của các nhà khoa bảng dòng họ Nguyễn Huy với quê hương, đất nước; Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dòng họ Nguyễn Huy.

Đây là một sự kiện giàu ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động nhằm tôn vinh các bậc khoa bảng, hiền tài - những người có nhiều đóng góp nổi bật với quê hương, đất nước, nêu gương sáng cho đời sau, góp phần phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng và hiếu nghĩa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo khoa học về Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận và truyền thống khoa bảng dòng họ Nguyễn Huy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO