Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời ở tuổi 72

KTĐT| 20/03/2021 18:35

Người bạn thân thiết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh xác nhận, tác giả của truyện ngắn “Tướng về hưu” đã qua đời vào chiều ngày 20/3.

Theo đó,  nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã rời cõi tạm vào 16 giờ 30 chiều ngày 20/3, hưởng thọ 72 tuổi. Trước đó, con trai của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là Nguyễn Phan Khoa có chia sẻ với truyền thông, tác giả của truyện ngắn Tướng về hưu bị tái biến từ năm 2020, bị hôn mê nhưng nhờ ống thuốc nam nên vài ngày gần đây đã tỉnh lại đôi chút.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29/4/1950 tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là nhà văn đương đại Việt Nam nổi tiếng trong các thể loại kịch, truyện ngắn và tiểu thuyết. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trải qua khoảng thời gian đầy vất vả của tuổi thơ, khi ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên … Chính điều này, con người lao động ở nông thôn có  ảnh hưởng không nhỏ đến những sáng tác của ông.
Trong sự  nghiệp của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào năm 1970, các tác phẩm của ông ban đầu chủ yếu là truyện ngắn đăng trên báo Văn Nghệ. Bên cạnh đó, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp còn viết cả truyện ngắn, kịch, tiểu luận, trong đó thành công nhất là truyện ngắn.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ra đi, để lại hơn 50 truyện ngắn, 10 vở kịch, 4 tiểu thuyết cùng nhiều tiểu luận, phê bình văn học gây chú ý. Ông từng nhận được Huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), giải thưởng Premio Nonino, Italy (2008) Sau tiểu thuyết Vong bướm, một thể nghiệm với chèo cổ, Nguyễn Huy Thiệp đã quyết định dừng hẳn nghiệp sáng tác ở tuổi 65. Nguyễn Huy Thiệp cũng là một trong 50 tác giả có các tác phẩm, cụm tác phẩm xuất sắc được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực Văn học nghệ thuật 2021. Hai tác phẩm được đề nghị xét giải của ông là truyện ngắn Tướng về hưu và Những ngọn gió Hua Tát.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời ở tuổi 72
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO